Tuesday, November 11, 2014

5 đội quân hùng mạnh nhất thế giới

(NLĐO) – Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, lực lượng quân đội Anh, Pháp, Đức đều bị cắt giảm quân số đáng kể. Ngược lại, ở khu vực châu Á, các nước như Myanmar, Iran ... đều có lực lượng quân đội lớn hơn Đức ít nhất 5 lần.

Không thể nhìn vào quân số để đánh giá sức mạnh quân đội của một nước. Chẳng hạn quân đội CHDCND Triều Tiên ước tính có khoảng 950.000 người, so với quân đội Anh chỉ có 102.000 người nhưng được trang bị vũ khí hiện đại và và khả năng tác chiến hoàn hảo nên về độ tinh nhuệ không thể so sánh.

Ngoài quân số, khí tài quân sự, để đánh giá sức mạnh quân đội một nước còn phải dựa vào vấn đề địa lý, chính trị, ngoại giao và tài chính.

Dưới đây là danh sách 5 quốc gia có lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại.

Mỹ

Quân đội Mỹ có tổng cộng 535.000 binh sĩ, được chia thành 10 sư đoàn bên cạnh một số lữ đoàn chiến đấu riêng biệt. Đội quân này được trang bị vũ khí hiện đại cùng khả năng hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ.

Mỗi sư đoàn bao gồm 3 lữ đoàn tăng thiết giáp, bộ binh cơ giới, bộ binh nhẹ, Stryker và lữ đoàn tác chiến trên không, đằng sau là sự hỗ trợ của một số lữ đoàn pháo binh và không quân riêng biệt. Quân số của mỗi sư đoàn ở vào khoảng 14.000 – 18.000 binh sĩ.

Về trang bị vũ khí, quân đội Mỹ vẫn phụ thuộc vào hệ thống “Big 5”, trong đó có xe tăng chiến đấu chính M1 Abrams, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, trực thăng tấn công AH-64 Apache, hệ thống phóng rốc-két đa nòng M270 và hệ thống tên lửa Patriot.

Một thành phần không thể không nhắc đến của quân đội Mỹ, đó là lực lượng chiến đấu đặc biệt và biệt kích, khoảng 28.500 người.

Quân đội Mỹ là đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: Defense
Quân đội Mỹ là đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: Defense

Trung Quốc

Lực lượng bộ binh thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAGF) được xem là đội quân lớn nhất khu vực châu Á. Với quân số lên tới 1,6 triệu người, PLAGF chủ yếu bảo vệ đường biên giới Trung Quốc và không ngừng gia tăng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Trong hai thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc cắt giảm quân số, tăng chi tiêu quốc phòng và nâng cấp công nghệ vũ khí. Bên cạnh một số loại vũ khí tối tân như thế hệ xe tăng Type 99, trực thăng chiến đấu WZ-10, PLAGF vẫn còn sở hữu những vũ khí lạc hậu như xe tăng Type 59.

PLAGF có 3 sư đoàn không quân, 2 sư đoàn và 3 lữ đoàn đổ bộ, phụ trách bảo vệ khu vực biên giới với Ấn Độ ở dãy Himalaya, trên biển Đông và Hoa Đông hoặc Đài Loan. Ngoài ra, quân khu Thẩm Dương có thể nhanh chóng triển khai tới biên giới Triều Tiên, thậm chí là can thiệp nội bộ vào bán đảo.

Quân đội Trung Quốc có quân số đông và khả năng triển khai rộng. Ảnh: China Daily
Quân đội Trung Quốc có quân số đông và khả năng triển khai rộng. Ảnh: China Daily

Ấn Độ

Xếp sau Trung Quốc tại châu Á, Ấn Độ hiện có khoảng 1,12 triệu quân. Do bị kẹp giữa Trung Quốc và Pakistan, 4 quân đoàn của Ấn Độ phải chia ra 2 mặt để “nghênh địch”, trong đó 3 quân đoàn bên phía Pakistan và 1 quân đoàn phía biên giới Trung Quốc.

Ấn Độ còn có 2 lữ đoàn đổ bộ, 3 tiểu đoàn không quân và 8 tiểu đoàn hoạt động đặc biệt. Để đối phó kẻ thù truyền kiếp Pakistan, Ấn Độ mua xe tăng T-90 do Nga sản xuất và trực thăng chiến đấu AH-64 Apache của Mỹ, kết hợp với xe tăng Arjun trong nước chế tạo.

Ấn Độ rất tịch cực trang bị khí tài quân sự hiện đại cho quân đội của nước này. Ảnh: Wikipedia
Ấn Độ rất tịch cực trang bị khí tài quân sự hiện đại cho quân đội của nước này. Ảnh: Wikipedia

Nga

Bộ binh Nga ra đời từ di sản quân đội Liên Xô (cũ). Sau khi tan rã vào năm 1991, nhiều đơn vị quân đội Liên Xô được chuyển giao cho quân đội Nga nên phần lớn bộ binh Nga vẫn được trang bị vũ khí từ thời Liên Xô sản xuất.

Bộ binh Nga có quân số 285.000 người, gần bằng một nửa quân đội Mỹ. Tuy trang bị tốt nhưng lực lượng mặt đất của Nga bị trải mỏng do mỗi người lính phải hoạt động trên phạm vi hơn 59 km vuông. Dù vậy, khả năng chiến đấu của bộ binh Nga thuộc hàng đáng nể, có nhiều kinh nghiệm tác chiến.

Các xe tăng T-72/80/90, xe chiến đấu bộ binh BMP và xe bọc thép BTR của bộ binh Nga sẽ sớm được thay mới hoặc cải tiến trong một vài năm tới để tăng cường sức mạnh cho quân đội.

Nhiều vũ khí của quân đội Nga kế thừa từ thời Liên Xô (cũ). Ảnh: Army Recognition
Nhiều vũ khí của quân đội Nga kế thừa từ thời Liên Xô (cũ). Ảnh: Army Recognition

Anh

Quân số ít ỏi, chỉ có 102.000 quân nhưng bộ binh Anh là lực lượng tác chiến hiệu quả bậc nhất ở khu vực châu Âu. Dự kiến vào năm 2020, Anh sẽ cắt giảm số binh sĩ xuống còn 82.000 quân và gia tăng số lượng quân dự bị.

Lúc đó, quân đội Anh sẽ có 7 lữ đoàn: 1 lữ đoàn trên không, 3 lữ đoàn bộ binh – tăng thiết giáp và 3 lữ đoàn bộ binh cơ giới.

Giống như quân đội Mỹ, quân đội Anh nâng cấp trang thiết bị kế thừa từ thời Chiến tranh lạnh như xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger II, xe chiến đấu bộ binh Warrior…

Hiện quân đội Anh sở hữu những đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt. Có thể kể đến 3 tiểu đoàn lính dù, 8.000 lính thủy quân lục chiến Hoàng gia cùng 3 lữ đoàn biệt kích.

Quân đội Anh: Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Ảnh: The Guardian
Quân đội Anh: "Quý hồ tinh bất quý hồ đa". Ảnh: The Guardian

Thứ Tư, 10:14  12/11/2014
P.Nghĩa (Theo National Interest)

No comments:

Post a Comment