Tuesday, November 11, 2014

PICS:Cơ sở để Nhật Bản ‘dìm hàng’ Hải quân Trung Quốc

(Baodatviet) - Vừa qua cựu Tham mưu Trưởng lực lượng Phòng vệ Nhật (JSDF) Kazuya Natsukawa cho rằng chất lượng quân đội Trung Quốc hiện thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản.
File:JS Ikazuchi (DD-107) at Ōminato 01.jpg
Nhận định trên được ông Kazuya Natsukawa đưa ra khi trả lời báo Ming Pao, theo ông: “Một cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào thời điểm này là hoàn toàn bất lợi cho Bắc Kinh, mặc dù Bắc Kinh đã có những tăng cường đáng kể về mặt quân sự cho lực lượng Hải quân”. Trong ảnh: Chiến hạm DD-107 Ikazuchi.
File:JS Ikazuchi and USS Curtis Wilbur in Sagami Bay, -5 Feb. 2010 a.jpg
Không chỉ quan chức Nhật Bản mà một quan chức cấp cao Nga cũng có chung nhận định trên. Chuyên gia Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ “Tin vắn quốc phòng Moscow” phân tích: Rất có thể Trung Quốc sẽ thua đau đớn khi đối đầu với Nhật Bản vào thời điểm hiện tại. Trong ảnh: Chiến hạm DD-107 Ikazuchi.

Nhận định này được ông Vasilii Cashin đưa ra sau sự kiện ngày 31/10/2013, khi đó chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc đang tập trận trên Tây Thái Bình Dương thì con tàu này mới bị phát hiện khiến cho cuộc tập trận bị gián đoạn.

DD-107 Ikazuchi là tàu khu trục lớp Murasame. Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m. DD-107 Ikazuchi có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý, biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.

Ikazuchi được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại với 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.

Về phòng không, tàu được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.
Có thể nói DD-107 có khả năng tấn công toàn diện khi được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).

Về hệ thống điện tử chỉ huy trên tàu phần lớn là do nhật Bản tự sản xuất. DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.

Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao. Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật.

Cùng ngày chiếc DD-107 Ikazuchi xâm nhập vào đội hình tập trận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tiến hành Lễ hạ thủy tàu ngầm SS-506 Kokuryu, đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.

Tàu ngầm SS-506 Kokuryu thuộc thế hệ tàu ngầm được sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP). Tàu có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h.
Theo chuyên gia Vasilii Cashin, tình hình hiện nay của Trung Quốc tương tự Liên Xô vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, bắt đầu xây dựng hạm đội tầm xa quy mô lớn. Nhưng, thứ nhất, cần đột phá vô số vấn đề công nghệ nhỏ trên phương diện này; Thứ hai, Trung Quốc sẽ tiến hành đột phá trên các phương diện huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức. Trong ảnh: Tàu Type 054A

Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển. Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin”. Trong ảnh: Tàu Type 054A

Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: “Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản. Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân. Trong ảnh: Tàu Type 054A

Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.

Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc. Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm đúng nghĩa, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu thế tương đối lớn. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.

Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.

Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, lực lượng tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản về số lượng, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa”. Trong ảnh: Tàu Type 054A.

Xét về tương quan lực lược và năng lực chiến đấu giữa hai bên, chuyên gia Nga kết luận: Trung Quốc có thể “thua đau đớn” nếu xảy ra xung đột với Nhật Bản. Trong ảnh: Tàu Type 054A.

No comments:

Post a Comment