Thursday, November 20, 2014

3 lý do lý giải Trung Quốc không thể thống trị châu Á

Đăng Bởi  - 

Tranh hí họa Mỹ và đồng minh nghi kỵ TQ
Tranh hí họa Mỹ và đồng minh nghi kỵ TQ
Trung Quốc có thể là một quyền lực kinh tế của châu Á, nhưng sẽ không là  một quyền lực thống trị châu Á, theo một báo cáo của Quỹ Kokoda, một tổ chức bất vụ lợi độc lập chuyên tranh luận về những thách thức an ninh.
Đồng tác giả báo cáo này là Giáo sư Paul Dibb, cũng là tác giả một báo cáo năm 1986 giúp lập nền tảng cho chính sách quốc phòng Úc. Và Tiến sĩ John Lee, một nhà nghiên cứu của Viện Hudson (Mỹ).
Hai ông viết: “Xét các yếu tố hướng tới sự phát triển của quyền lực tại Trung Quốc (TQ) và khả năng TQ sử dụng quyền lực này để đạt được những mục tiêu quốc gia, những dự đoán về một siêu quyền lực của TQ với khả năng thống trị châu Á sẽ là những dự đoán không chín chắn, nếu không nói là không thể có được”.
Hai tác giả viết: việc nêu TQ đã là một thế lực nổi trội tại châu Á-dựa trên khả năng kinh tế-quân sự của họ- là một lý luận non nớt.
Họ nhận định những hạn chế của khả năng kinh tế TQ, sự thiếu vắng những mối quan hệ song phương chặt chẽ và khả năng quân sự yếu sẽ ngăn TQ không sớm trở thành một quyền lực thống trị châu Á, không thể dùng kinh tế-chính trị để phủ tầm ảnh hưởng lên châu Á.
Một nền kinh tế không kết quả
Tỷ lệ GDP 7 % của TQ có thể là một mức thấp trong 5 năm, nhưng vẫn khiến nhiều quốc gia ganh tỵ.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói sản lượng giảm sút là một những tín hiệu lớn nhất để chỉ TQ không thể duy trì đà tăng trưởng hiện tại.
Báo cáo nêu: “Tỷ lệ vốn/sản lượng ước tính năm 2012 là 5,5:1, điều này có nghĩa bỏ vốn 5,5 USD nhưng chỉ thu về 1 USD sản lượng đầu ra.
Như dữ liệu kinh tế nhấn mạnh, và các kinh nghiệm phát triển của các nước Đông Nam Á khác cho thấy, ở mức đó cho thấy một sự lãng phí khổng lồ và nền kinh tế là không bền vững.
Các chuyên gia khác đồng ý: “Đối với một nước có thu nhập trung bình, sản lượng đã rớt quá nhiều. Điều này xảy ra trong 10 năm qua, phản ánh những vấn đề về tính hiệu quả trên đường phát triển của TQ”, theo hai ông Xiaolu Wang và Yixiao Zhou, đồng tác giả nghiên cứu “Cải tổ sâu sắc vì sự phát triển và tăng trưởng lâu dài của TQ” năm 2014.
Bên cạnh đó, TQ sẽ không thể có cú nhảy từ một nước có thu nhập trung bình lên một nước có thu nhập cao-một tiêu chuẩn để trở thành một cường quốc-trừ khi TQ cải thiện được điều kiện sống của người dân, báo cáo nêu.
Để làm được việc này, cần cấp thêm ngân sách chính phủ cho các lĩnh vực như an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc y tế. Các mảng này chỉ chiếm 10,5 % và 6,1 % trong ngân sách năm 2014.  
Thổi phồng sức mạnh quân sự
Lĩnh vực quốc phòng nhận phần lớn nhất từ ngân sách TQ, gần 15 % trong chi ngân sách năm 2014. Nhưng các nhà phân tích Dibb và Lee tin rằng TQ sẽ không trở thành một siêu cường quân sự, cho đến khi nào họ có khả năng ra những quyết định hành động ở tầm cỡ toàn cầu.
Hai ông viết: “Dù TQ phát triển khả năng quân sự tiềm tàng để có thể buộc quân Mỹ phải mạo hiểm triển khai đến gần TQ, nhưng thực tế vẫn tồn tại là Bắc Kinh không thể tung toàn lực quân sự bao vây Đài Loan hoặc mở một cuộc tấn công đổ bộ tổng lực vào đảo này”.
Báo cáo của Quỹ Kokoda nhằm trấn an nỗi lo ngại về TQ theo chủ nghĩa bành trướng, sau khi Chủ tịch TQ Tập Cận Bình dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Úc, hứa TQ sẽ không bao giờ dùng vũ lực đối với các nước trong khu vực châu Á.
Báo cáo này cũng nhằm bác bỏ những nhận định Mỹ không còn là một thế lực ở Thái Bình Dương, và nói niềm tin tưởng TQ sẽ thách thức Mỹ ở khu vực này là điều không thể có.
Báo cáo nêu quân đội TQ còn yếu, không có phương tiện, không được rèn luyện kỹ lưỡng, không có kinh nghiệm để tạo ra một nỗi đe dọa đáng kể cho khu vực châu Á, và các tàu chiến TQ sẽ bị các tàu chiến Mỹ-Nhật tiêu diệt dễ dàng.
Báo cáo viết: “Hiện TQ là một thế lực quân sự hoàn toàn không có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, có những nhược điểm lớn về học thuyết quân sự, nguồn nhân lực và khả năng rèn luyện.
Quân đội TQ vẫn còn lạc hậu đáng kể so với Mỹ về tiềm lực, công nghệ và kinh nghiệm. Theo chúng tôi, TQ kém Mỹ những 20 năm về vũ khí công nghệ cao”.
TQ không có nhiều bạn bè
Do tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và với nhiều nước Đông Nam Á, TQ lãnh hậu quả là không có nhiều bạn ở châu Á.
Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu PEW đầu năm nay cho biết: cư dân ở 5/8 nước châu Á đều có cái nhìn không thiện cảm về TQ.
Sự mất uy tín này làm giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh cùng khả năng phủ quyền lực của họ tại châu Á, theo hai ông Dibb và Lee.
Nhà kinh tế học cao cấp Vishnu Varathan của Ngân hàng Mizuho (Nhật) cũng đồng ý: “TQ không có quyền lực mềm có sức thu hút mà một thế lực thống trị châu Á cần phải có. TQ vẫn còn đang tranh thủ được bạn bè và đầu tư nhiều vào khu vực này. TQ là một thế lực nổi trội, nhưng không là thế lực nổi trội với khu vực này hoặc với thế giới”. 
Trần Trí (lược dịch)

No comments:

Post a Comment