Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là một bước tiến cực lớn của phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Sau năm tuần tổ chức biểu tình ở các khu phố chính của Hong Kong và vài lần đụng độ với cảnh sát, có rất ít tiến triển để giải quyết tình trạng bế tắc tại đặc khu kinh tế này.
Tại cuộc hội đàm giữa sinh viên và các nhà lãnh đạo chính phủ Hong Kong hồi tuần trước, bà Carrie Lam, quan chức số 2 của chính phủ đã nhấn mạnh chính quyền Hong Kong không có quyền yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách bầu cử của mình.
Alex Chow (bìa phải) lãnh đạo của liên đoàn sinh viên Hong Kong (Ảnh: AFP)
Đáp lại, phong trào biểu tình của sinh viên xem xét việc di chuyển các cuộc biểu tình của mình đến Bắc Kinh để bày tỏ sự phản đối chính sách của chính quyền Trung Quốc trong dịp tổ chức hội nghị thượng đỉnh toàn cầu của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương với sự có mặt của tổng thống Mỹ Barack Obama.
Alex Chow, lãnh đạo của Liên đoàn Sinh Viên Hong Kong, một trong ba nhóm phản đối chính cho biết việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sau 13 năm tại Trung Quốc là một “thành tựu đáng kể” của chủ tịch Tập Cận Bình.
Đây cũng là sự kiện đặc biệt với sự góp mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Nếu sinh viên Hong Kong có thể tổ chức biểu tình ở Bắc Kinh thì đó sẽ là một thành công lớn của họ. Mặc dù vậy, ông Chow cũng cho rằng “Có rất ít khả năng” thành công của kế hoạch này.
Các lãnh đạo lo ngại người biểu tình sẽ không được cấp phép vào Trung Quốc. Thông thường, công dân Hồng Kông có thể ra vào Trung Quốc tự do miễn là họ có giấy phép du lịch đặc biệt do chính quyền đại lục cấp.
Nhưng cán bộ biên giới đất liền có thể từ chối nhập cảnh tùy trường hợp. Đây là một chiến thuật mà Trung Quốc đã sử dụng để tránh các học giả, các nhà hoạt động và những bất đồng chính kiến với chính quyền đại lục.
Nhận xét về vấn đề này, Sam Crane, giáo sư chính trị học tại Đại Học Williams ở Massachusetts cho biết. ”Nếu Bắc Kinh cho người biếu tình vào đại lục, họ sẽ tạo ra một cuộc chiến truyền thông. Nếu không được vào thì Bắc Kinh sẽ bị thế giới chỉ trích, nhưng thà như vậy còn hơn là để họ vào đại luc. Bắc Kinh dành nhiều công sức để kiểm soát tình hình bên trong Trung Quốc. Ông Chow đến Đại lục sẽ có thể kích động các khu vực khác và tình hình sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát”.
Trước đó, Bắc Kinh đã thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước để chỉ trích các cuộc biểu tình và gọi nó là “bất hợp pháp” và cáo buộc phương Tây đang xúi giục cuộc “cách mạng màu” ở Hong Kong.
Trong chuyến thăm Đức tháng rồi, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết các nước khác phải tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và không có sự thay đổi trong chính sách "một quốc gia, hai chế độ" của Bắc Kinh đối với Hong Kong.
Thứ Sáu, ngày 31/10/2014 - 13:00
Ngọc Ân (Theo The Wall Street Journal)
No comments:
Post a Comment