Friday, October 31, 2014

Canada “dứt tình” với Viện Khổng Tử của Trung Quốc

Theo Sống Mới -31/10/2014 - 12:02

Trao đổi giáo dục giữa Canada và Trung Quốc đã tăng mạnh, điển hình các sự mở rộng của các Viện Khổng Tử trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngày 30/12, hội đồng giáo dục Toronto, Canada đã quyết định đóng tuyên bố cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ nhằm hạn chế ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
Các ủy viên của Hội đồng Trường học khu vực Toronto (TDSB) - nơi giám sát các trường học công có 232.000 sinh viên – đã quyết định đóng cửa các viện Khổng Tử của Trung Quốc sau khi nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh phản đối sự hiện diện quá nhiều của Trung Quốc tại các trường học Canada. Pamela Gough ủy viên thuộc TDSB cho rằng “mối quan hệ đối tác này không phù hợp với các giá trị của cộng đồng”. Theo đó, TDSB sẽ trả lại 225.000 USD ngân sách đầu tư ban đầu mà Trung Quốc đã hỗ trợ học viện Khổng Tử này. Tiếng Hán là ngôn ngữ phổ biến thứ 3 tại Canada, sau tiếng Anh và tiếng Pháp.
 
Đây không phải là trường hợp đầu tiên học viện Khổng Tử bị “tẩy chay”, Đại học bang Pennsylvania và Đại học Chicago ở Mỹ cùng Đại học Mcmaster và Đại học Sherbrooke ở Canada từng cắt đứt quan hệ với mô hình giáo dục này. Hiệp hội giáo sư các trường Đại học Mỹ khẳng định, Viện Khổng Tử như một cánh tay của nhà nước Trung Quốc, hạn chế tự do học thuật.  Năm 2009, tại Đại học North Carolina State University, Viện Khổng Tử đã phản đối lời mời của trường dành cho Dalai Lama, một lãnh đạo tinh thần người Tây Tạng mà Trung Quốc coi là kẻ phản quốc khiến sự kiện đã bị hủy bỏ.
 
Việc hủy bỏ hợp tác này có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Ottawa và Bắc Kinh khi chỉ còn vài ngày nữa Thủ tướng Canada Stephen Harper tới Trung Quốc dự diễn đàn APEC vào tuần tới. Charles Burton, một giáo sư đại học Brock Ontario, một nhà cựu ngoại giao có 2 nhiệm kỳ ở Trung Quốc khẳng định, việc TDSB tuyên bố cắt đứt quan hệ hợp tác với viện Khổng Tử sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy bị “mất mặt”. Bởi, Viện Khổng Tử là chìa khóa giúp Bắc Kinh mở rộng quyền lực mềm, tạo thành một “một bộ phận quan trọng của bộ máy tuyên truyền ở hải ngoại của Trung Quốc” bên cạnh các hình ảnh Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, gấu trúc, võ Kungfu…
 
Mô hình giáo dục này được Chính phủ Trung Quốc cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay, nhằm cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới với mục tiêu sẽ thiết lập các viện như vậy tại 500 thành phố lớn trên thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, Viện Khổng Tử gây lo ngại ở nhiều nước không chỉ vì sự truyền bá văn hóa Trung Quốc, mà lo ngại viện hạn chế tự do học thuật, giám sát sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài cũng như quảng bá mục đích chính trị của Bắc Kinh.
 
 

No comments:

Post a Comment