Theo Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 1:02 PM - 31/10/2014
Gần đây, Reuters đã tiến hành một cuộc khảo sát không chính thức với những người ủng hộ cuộc biểu tình Chiếm Trung tâm đã kéo dài 1 tháng và nhận thấy khoảng 90% sinh viên biểu tình sẵn sàng cắm trại trên đường phố trong hơn 1 năm.
Sinh viên Hồng Kông cắm trại trên đường phố và không có ý định rời bỏ cuộc biểu tình trong vòng 1 năm khi chưa đạt được quyền dân chủ.
Nguyên nhân là bởi giới trẻ muốn sống ở Hồng Kông và họ không sốt ruột thu dọn lều trại.
Sinh viên và công dân biểu tình đang yêu cầu được lựa chọn Trưởng Đặc khu Hồng Kông qua phổ thông đầu phiếu trong cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2017, đồng thời cũng đề nghị Đặc khu trưởng đương nhiệm rất không được lòng dân là Lương Chấn Anh từ chức.
Theo kết quả điều tra, 87% sinh viên tham gia khảo sát cho biết sẵn sàng kiên trì đóng chốt tại các địa điểm biểu tình ở Admiralty và Mong Kok trong hơn 1 năm, trong khi đó 93% sẽ thu dọn và di chuyển sang một vị trí mới nếu bị cảnh sát Hồng Kông đàn áp.
Đối với nhóm quan sát, việc sinh viên kiên trì đối mặt với bạo lực từ cảnh sát và thờ ơ của chính phủ giống như một hành động liều lĩnh vô ích, đặc biệt khi xem xét các yêu cầu dường như là viển vông của họ.
Sau cùng cũng thấy, chính phủ Hồng Kông đang đứng về phía Bắc Kinh và hoàn toàn không cảm thông với các yêu cầu của sinh viên. Bên cạnh đó, chế độ Cộng sản Trung Quốc kiên quyết không tuân thủ lời hứa thực hiện cải cách dân chủ cho thuộc địa cũ của Anh.
Tuy nhiên đối với giới trẻ Hồng Kông, nhận được quyền dân chủ ngay bây giờ là rất thực tế, như một biện pháp thực dụng để đảm bảo cho tương lai.
Giá cả và bất bình đẳng thu nhập ở Hồng Kông tăng lên không gây khó cho số lượng ông trùm ngày càng gia tăng nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề cho giới trẻ, những thanh niên chỉ mới bắt đầu lập nghiệp.
“Triển vọng nghề nghiệp rất tồi tệ, tiền thuê nhà và giá bất động sản vượt quá khả năng chi trả của giới trẻ”, lãnh đạo sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với New York Times.
“Khoảng cách giàu nghèo của thành phố ngày càng khoét sâu. Thế hệ tôi có thể là trường hợp đầu tiên ở Hồng Kông lâm vào tình cảnh khó khăn hơn thời cha mẹ chúng tôi”, thủ lĩnh 18 tuổi, gương mặt tiêu biểu nhất của Cách mạng Ô phát biểu thêm.
Bất bình đẳng thu nhập ở Hồng Kông sẽ chỉ trầm trọng hơn trong tương lai và khiến sinh tồn tại Hồng Kông ngày càng khó khăn.
Theo ước tính của chính phủ Hồng Kông, “những người già phụ thuộc” (65 tuổi trở lên) sẽ chiếm khoảng một nửa trong tổng số 7 triệu dân của Hồng Kông và bất bình đẳng thu nhập sẽ đặt gánh nặng lên vai các sinh viên biểu tình cả về thể chất lẫn tài chính.
Với một “bức tranh kinh tế ảm đạm” như vậy thì không có gì đáng ngạc nhiên khi thanh niên Hồng Kông từ chối rời khỏi đường phố cho đến khi lời kêu gọi của họ được đáp ứng và thực hiện ngay trước khi quá muộn.
Có lẽ Hoàng Chi Phong đã tổng kết những gì mong mỏi nhất của sinh viên Hồng Kông: “Trong một thế giới mà ý tưởng và lý tưởng được tự do phát triển, chúng tôi muốn có những điều mà mọi công dân trong một xã hội tiên tiến được hưởng: tiếng nói cho tương lai giới trẻ”.
Theo tinhhoa.net, Epoch Times
No comments:
Post a Comment