Cô của tôi có hai con trưởng thành, một đang sinh sống ở Hà Lan, một ở tại quận 7, ngay sát Phú Mỹ Hưng (TP HCM). Ở Hà Lan, cuộc sống của cô thong dong, khi rảnh ra vườn nằm trên cỏ, đọc sách, chơi với các cháu và chăm mấy con chó nhỏ. Nhưng cô không dám ở lại bên đó lâu, mà về Sài Gòn nhiều hơn để phụ con... chạy lụt.
Những ngày lụt cô tôi cực khổ vô cùng. Mưa xuống, triều cường lên là cả nhà xích bích xang bang. Lớp thì dọn đồ lên cao, lớp thì be bờ, tát nước. Ăn uống chỉ có bánh mì, xôi cho gọn việc vì không đi chợ được. Ngoài đường nước đen ngòm, hôi rình. Xe máy đi ngập nguyên nửa bánh xe. Ôtô vụt qua làm cả biển nước chao đảo sóng sánh. Người người xắn quần lội trong sình, đó là chưa kể lúc nào cũng nơm nớp vì lo xe chết máy, lo lũ trẻ đi học ngồi trên xe nhỡ té xuống thì mệt, lo tai nạn bất chợt xảy ra. Và ngập lụt cũng đồng nghĩa với kẹt xe. Cả biển xe và người loay hoay trong biển nước.
Riết rồi cả nhà từ già trẻ đều thuần thục kỹ năng sống trong những ngày mưa ngập. Tôi an ủi cô: Thế nào thành phố cũng phải chống ngập, cô ráng ít lâu sẽ bớt cực. Bà cười: “Chẳng biết thế nào, bao nhiêu năm nay ngập lụt. Tốn hao biết bao tiền thuế của dân, thế mà các ông lo chống ngập vẫn thấy rối như canh hẹ, lớp thì đổ cho khí hậu biến đổi, lớp thì đổ cho quy hoạch lạc hậu, do dự án thiếu tiền bạc. Sao xứ mình không làm cho dứt điểm như Hà Lan?”.
Nếu nói khí hậu biến đổi thì TP HCM chưa ăn thua gì với Hà Lan. Nhưng người Hà Lan đã sống được trong những khu vực đất thấp hơn mực nước biển ngon lành vì nhìn xa trông rộng, công trình của họ làm một lần cho cả trăm năm sau.
Từ 1958 đến nay, Hà Lan thực hiện dự án Delta, dựng lên một hệ thống đê chắn sóng biển và ngăn lũ được đánh giá là hoàn hảo nhất thế giới. Hệ thống này được thiết kế với độ vững chắc đủ để chịu được trận bão lớn với mức độ chỉ xảy ra một lần trong 1.000 năm. Khoảng 3.000 km đê bao biển và 10.000 km đê bao sông và kênh rạch được nâng lên, cũng như khép kín các cửa sông trong khu vực. Chỉ riêng đê biển Afsluitdijk dài hơn 32 km, rộng 90 m, độ cao ban đầu 7,25 m trên mực nước biển, xây chỉ trong 6 năm mà vừa sử dụng như đường cao tốc, vừa giúp dân sống yên ổn và thu hút du khách, lại có thêm 1000 km2 thổ cư và canh tác…
Trong khi ở TP HCM thì tình hình chống ngập đầy bất cập và manh mún. Chống ngập hiện chủ yếu bằng cách dựa vào các cống thoát nước. Cống thiếu, ống dung tích nhỏ, đỉnh triều dâng cao nước không thoát nổi làm thành phố lụt nặng hơn. Những vùng trũng là rốn chứa nước khi mưa lớn, triều cường như Nam Sài Gòn, Thủ Thiêm… nay lại bị đô thị hóa. Thành thử giải quyết xong chỗ này thì lại gia tăng điểm ngập chỗ khác, loay hoay như đèn cù, trong khi thành phố này là nơi duy nhất ở VN có Trung tâm chống ngập riêng. Ngân sách đầu tư mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng mà chẳng ăn thua gì. Năm ngoái thành phố xóa được 9 điểm ngập thì lại phát sinh 21 điểm mới. Đêm 10/10 vừa qua, khi triều cường đạt đỉnh 1,7 m thì có đến hơn 50 điểm ngập sâu 0,4-1 m.
Tôi nghĩ TP HCM chỉ có thể thoát ngập nếu như thực hiện được chống ngập bền vững như cách Hà Lan đã làm. Mà cách này cũng chẳng có gì mới ngoài làm cho xong hệ thống đê bao và trả lại nguyên trạng trước đô thị hóa, tức là có các hồ điều tiết nước khi mưa lớn và triều cường. Kế hoạch xây 30 hồ đã công bố trên báo chí, bắt đầu bằng 3 hồ lớn ở Thủ Đức, quận 4 và Tân Phú. Tuy nhiên, thủy hỏa như đạo tặc mà nay 3 cái hồ này vẫn ở trên giấy, chờ trình duyệt mãi chưa xong…
Giờ này bà cô già còng lưng chạy lụt của tôi vẫn ngóng: ”Giá như hết một nhiệm kỳ, lãnh đạo TP HCM làm xong một việc lớn ví như cái việc chống ngập thì dân đỡ khổ xiết bao?”.
Nguyễn Anh Thi
TRUYỀN ĐƠN TỐ CÁO.
ReplyDeleteNHÂN VẬT SỐ MỘT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG NHẬN HỐI LỘ 100 LƯỢNG VÀNG ĐỂ DUNG TÚNG BAO CHE CHO NHỮNG TỘI ÁC CƯỚP CỦA - GIẾT NGƯỜI.
Hộp thư spam nay đã có 3802 số lần xem trang.