Sunday, September 7, 2014

Kinh tế Việt Nam tiếp tục suy thoái, quán cà phê cũng vắng

HÀ NỘI (NV) - Trong khi chính quyền Việt Nam tiếp tục công bố các số liệu cho thấy kinh tế “bắt đầu khởi sắc” thì thực tế lại chứng minh đời sống của dân chúng càng ngày càng tồi tệ hơn trước.

Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2014, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam cho biết, tốc độ tăng GDP so với cùng kỳ năm ngoái là 5,18% và đó là mức tăng GDP nửa đầu năm cao nhất trong ba năm vừa qua. Còn cơ cấu nền kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2014 được Tổng Cục Thống Kê Việt Nam nhận định “vẫn theo hướng tích cực.”


Tuy nhiên những báo cáo khác, khác xa báo cáo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.

Báo cáo mới nhất của Ngân Hàng HSBC cho biết, trong 9 tháng qua, chỉ số mua hàng của giới quản trị, thường được gọi tắt là PMI (chỉ số có tính khái quát về hoạt động sản xuất dựa trên các yếu tố như: đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng, lượng hàng tồn kho) tiếp tục sụt giảm. Hồi tháng 7, PMI tại Việt Nam là 51.7 điểm, sang tháng 8, PMI chỉ còn 50.3 điểm.

Còn báo cáo của Kantar Worldpanel (doanh nghiệp đa quốc gia chuyên nghiên cứu về thị trường qua nghiên cứu hành vi người tiêu dùng) về thị trường hàng tiêu dùng nhanh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, Sài Gòn và Cần Thơ thì cho biết, dân chúng ở cả bốn thành phố này đang có khuynh hướng bỏ các nhà hàng, quán ăn, thậm chí cà quán cà phê để tiết kiệm.

Theo Kantar Worldpanel, mức độ tiêu dùng ở các thành phố lớn tiếp tục giảm vì tác động của tăng trưởng thiếp tục thấp dần. Mức mua các loại thức uống như bia và cà phê hòa tan để dùng tại nhà, tăng tương ứng với tình trạng mức tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê giảm.

Nhiều người bảo rằng, có thể cảm nhận mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam đang càng ngày càng trầm trọng hơn qua sự ảm đạm của mùa Trung Thu.

Năm ngoái, cũng vào dịp này, Bloomberg - hãng tin kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới có một phóng sự về mùa Trung Thu ở Việt Nam, qua đó cảnh báo mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam càng ngày càng trầm trọng

Lúc ấy, Bloomberg nhận định, từ năm 2004, thị trường bán lẻ ở Việt Nam bắt đầu chựng lại và đi xuống vì càng ngày càng nhiều người quyết định “thắt lưng buộc bụng,” cắt giảm tối đa việc mua sắm từ những đồ xa xỉ như xe hơi, ti vi công nghệ cao đến các loại thực phẩm thiết yếu.

Bloomberg cảnh báo đó sẽ là lý do làm hàng hóa tồn đọng và các doanh nghiệp phải nỗ lực chống đỡ gánh nặng nợ nần vì vốn liếng bị bất động hóa, không những không sinh lợi mà giới chủ còn phải oằn mình trả lãi. Theo Bloomberg, thái độ lạnh nhạt của người tiêu dùng Việt Nam, tại một trong những thời kỳ mua sắm bận rộn nhất trong năm, chính là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy, mức độ suy thoái của kinh tế Việt Nam trầm trọng hơn trước.

Năm nay, dù đã áp dụng nhiều phương thức khuyến mãi nhưng các cửa hàng bán bánh Trung Thu ế ẩm đến mức người ta tin sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân trắng tay.

Báo cáo mới nhất của HSBC cho biết, tốc độ tăng sản lượng tiếp tục chậm lại trong tháng 8 và là chậm nhất trong 11 tháng vừa qua vì số lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống, số lượng đơn đặt hàng xuất cảng mới cũng giảm. Mức tồn kho hàng thành phẩm của tháng 8 được HSBC tiết lộ là cao nhất trong 13 tháng vừa qua. (G.Ð)

09-07- 2014 2:35:31 PM
Theo Người Việt

No comments:

Post a Comment