Thursday, July 3, 2014

Trung Quốc đẩy Việt Nam, Philippines xích lại gần nhau hơn?

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario delivers
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario delivers
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đặt chân tới Hà Nội hôm 2/7 nhằm củng cố thêm nữa mối bang với quốc gia cũng đang vấp phải các thách thức từ Trung Quốc ở biển Đông.
Chuyến công du diễn ra hơn một tháng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Manila và tuyên bố rằng hai bên sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Philippines đã gặp lại ông Dũng sau khi hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, và biển Đông được cho là nằm cao trong nghị trình.
Theo trang web của chính phủ Việt Nam, chuyến thăm của ông Rosario nhằm ‘triển khai các sáng kiến và thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm, làm việc của Thủ tướng Việt Nam tại Philippines’.
Thủ tướng Dũng được trích lời nói rằng ‘hai bên cần nỗ lực hợp tác đưa quan hệ lên tầm cao mới, hướng tới đối tác chiến lược’.
Ông Roilo Golez, cựu dân biểu đồng thời từng là cố vấn an ninh quốc gia của chính phủ Philippines, nhận định với VOA Việt Ngữ về chuyến đi của ông Rosario:
“Tôi chắc chắn rằng Ngoại trưởng Albert del Rosario tới Hà Nội không chỉ bởi vì Việt Nam và Philippines cùng là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á mà còn bởi vì mối quan ngại chung của hai nước về sự hung hăng và sự hiện diện trái phép của tàu bè, các trang thiết bị của Trung Quốc tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam và Philippines”.
Tin cho hay, trong các cuộc gặp giữa giới chức Việt Nam và Ngoại trưởng Philippines, đôi bên cũng đề cập tới việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp mà Hà Nội tuyên bố là thềm lục địa của mình.
Ông Golez cho rằng việc làm của Bắc Kinh là một hành động ‘hết sức khiêu khích’, ‘vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông’.
Cựu cố vấn an ninh của chính quyền Manila cho rằng Bắc Kinh cũng có thể làm vậy với Philippines:
“Philippines hiện rất lo ngại về việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu gần Việt Nam. Chúng tôi thông cảm với tình thế mà Việt Nam hiện phải đối mặt cũng như hoan nghênh Việt Nam đã dũng cảm đối đầu với nhiều tàu của Trung Quốc hiện bảo vệ giàn khoan. Chúng tôi lo ngại rằng phía Trung Quốc cũng sẽ dòm ngó vào những khu vực nhiều dầu và khí tự nhiên của Philippines như Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong)”.
Vị cựu dân biểu của Philippines còn nói thêm rằng Manila đang ‘theo sát’ mọi diễn biến và ‘ấn tượng với cách thức mà Việt Nam đối đầu với Trung Quốc dù kém hơn nhiều về lực lượng’.
Gần đây, Việt Nam và Philippines đã có nhiều hoạt động được coi là thể hiện tình đoàn kết trước Trung Quốc như cùng lên tiếng phản đối bản đồ ’10 đoạn’, bao trọn biển Đông mà Trung Quốc mới phát hành, hay tiến hành giao lưu giữa hải quân hai nước trên quần đảo Trường Sa.
Philippines hiện đã đưa tranh chấp với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử, và Thủ tướng Việt Nam từng cho biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lý chống lại các hành động của Bắc Kinh ở biển Đông.
Ông Golez cho rằng đó là điều Hà Nội nên làm:
“Chúng ta có thể cùng phối hợp nỗ lực tại tòa. Nếu chúng ta nhận được quyết định tích cực từ Tòa án Quốc tế về luật biển (ITLOS), thì tôi nghĩ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sức ép lớn từ cộng đồng quốc tế về việc phải tuân thủ phán quyết của ITLOS. Nếu không, họ sẽ  vấp phải sự chỉ trích của quốc tế”.
Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’.
Trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội hôm 26/6, khi được hỏi về thời điểm đưa Bắc Kinh ra tòa, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết rằng ‘hiện Việt Nam đang nghiên cứu, cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng biện pháp này’.
VOA tiếng Việt

No comments:

Post a Comment