Thursday, July 3, 2014

Sắp khắc phục “ruộng bậc thang” trên quốc lộ 5 !?


(Dân trí) - Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, thứ 7 này (ngày 5/7) sẽ tiến hành sửa chữa khắc phục “ruộng bậc thang” trên QL5. Kinh phí sửa chữa chủ yếu do nhà thầu chịu trách nhiệm.
 

Trước khi nâng cấp chưa khảo sát
Dự án bảo trì quốc lộ 5, gói thầu số 10 và 11 (đoạn từ km 94 đến km 104 +600), nơi xảy ra tình trạng hằn lún nghiêm trọng, có mức kinh phí đầu tư gần 81 tỷ đồng. Đoạn đường này kéo dài từ ngã ba Sở Dầu, quận Hồng Bàng đến khu vực cảng Đình Vũ, quận Hải An, Hải Phòng, với chiều dài đoạn đường đã được thi công là 10,6 km.
 
Quy trình làm đoạn đường này chỉ mang tính chất nâng cấp trong dự án bảo trì quốc lộ 5 giai đoạn 4. Cụ thể toàn bộ nền đường cũ được giữ nguyên, phủ lên mặt đường một lớp nhựa cấp phối dày 5cm. Tuy nhiên chỉ ít tháng sau khi công trình hoàn thành, đoạn đường này đã hằn lún tạo nên những khoảng lồi lõm nghiêm trọng, khiến dư luận bức xúc.
Tình trạng hằn lún đang được Bộ GTVT vào cuộc xử lý ráo riết
Tình trạng hằn lún đang được Bộ GTVT vào cuộc xử lý ráo riết
Ngày 2/7, PV Dân trí đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục Trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - về tình trạng hằn lún nói trên. Ông Huyện cho biết, sau khi nhận được phản ánh từ Báo Dân trí,Tổng cục Đường bộ đã tổ chức đi khảo sát đánh giá tại công trình. Qua kiểm tra nhận thấy tình trạng hằn lún nghiêm trọng trên quốc lộ 5 như Dân trí phản ánh là đúng thực tế. Vệt lún sâu, nông tùy vị trí giao động từ 1,5 đến 15 cm. Ngay lập tức Bộ GTVT đã có họp bàn, lên phương án nhanh chóng khắc phục tình trạng trên. Song song với biện pháp khắc phục và sửa chữa là sự vào cuộc ráo riết tìm ra nguyên nhân gây lún đường.
Trả lời câu hỏi vì sao quốc lộ 5 vừa nâng cấp xong đã hằn lún nghiêm trọng bất thường như vậy? Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện nêu ý kiến: Sơ bộ khảo sát của Tổng cục Đường bộ cho thấy trên đoạn đường 10,6 km nêu trên, tình trạng sụt lún nghiêm trọng chủ yếu là tại các điểm giao cắt, vòng cua... Tại các vị trí này phương tiện có tải trọng lớn, nhiều xe vượt tải trọng cho phép. Mỗi lần dừng đỗ các xe tạo ra sự trùng phục, xô lệch khiến kết cấu mặt đường biến dạng. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đường bị sụt lún như tại cung đường này mà Bộ phải nghiêm túc xem xét. Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta phải tính tới đó là mật độ phương tiện đi trên con đường này quá dày, trọng tải quá lớn. Đặc biệt đây lại là tuyến đường độc đạo kết nối giao thương giữa cảng Hải Phòng và các tỉnh trong khu vực. Đó là chưa kể đến điều kiện thời tiết bất lợi cũng là một tác nhân gây áp lực lên tuổi thọ của tuyến đường. Nghi vấn về chất lượng thi công, vật liệu nhựa chưa đảm bảo cũng đang được kiểm tra.
Tình trạng hằn lún đang được Bộ GTVT vào cuộc xử lý ráo riết
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời phóng vấn báo Dân trí về giải pháp khắc phục "ruộng bậc thang" trên QL 5
 
Trả lời về quy trình nâng cấp và công đoạn khảo sát đánh giá tính khả thi của công trình trước thi công, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho biết, trước khi thi nâng cấp, đơn vị thi công chưa tiến hành khảo sát.
 
Nói rõ về việc vì sao không khảo sát để đánh giá tính khả dụng của gói thầu này, ông Nguyễn Trung Sỹ - Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ giải thích: Do chỉ dừng lại ở việc nâng cấp, nên toàn bộ nền đường được giữ nguyên, chỉ phủ lên mặt đường 5cm lớp nhựa cấp phối. Vì vậy việc bảo trì không cần phải khảo sát, tính toán và cũng không xét tới modun đàn hồi mặt đường nhựa.
Ông Nguyễn Trung Sỹ thông tin thêm: Năm 2013, Tổng cục Đường bộ triển khai dự án bảo trì định kỳ giai đoạn 4 của quốc lộ 5. Dự án chia làm nhiều gói thầu trong đó có gói thầu 10 và 11 là đoạn đang xảy ra hằn lún vệt bánh xe mà báo Dân trí phản ánh. Tình trạng mặt đường lồi lên thành vệt kéo dài tại đoạn đường dài 10,6 km chủ yếu thuộc gói thầu số 11 (có 300 mét nằm ở gói thầu số 10). Gói thầu này do Liên doanh cty cổ phần xây dựng Biển Đông và cty cổ phần 482 (Cienco 4) thực hiện thi công. Công tác tư vấn thiết kế và thẩm tra được giao cho 2 đơn vị nằm trong Tổng công ty tư vấn thiết kế của bộ Giao thông vận tải. Giám sát toàn bộ quy trình thi công công trình này là Cty tư vấn giám sát Thăng Long. Gói thầu có giá trị 80,9 tỷ đồng được khởi công từ ngày 25/4 và hoàn thành ngày 31/7/2013, có thời hạn bảo hành trong vòng 1 năm. 
Như vậy, thời hạn bảo hành của công trình nâng cấp quốc lộ 5 trên gói thầu 11 tính đến nay chỉ còn gần 1 tháng nữa là hết hạn. Nếu vụ việc không bị phát hiện và Bộ GTVT không vào cuộc kịp thời thì kinh phí để khắc phục “ruộng bậc thang” trên đoạn đường này sẽ khó có thể quy trách nhiệm bảo hành cho nhà thầu?
Sẽ san bằng “ruộng bậc thang”
Liên quan đến việc khắc phục tình trạng “ruộng bậc thang” trên quốc lộ 5, ông Nguyễn Văn Huyện kiên quyết: chậm nhất là ngày 5/7, đơn vị thi công phải tiến hành sửa chữa và phải hoàn thành công việc trong tháng 7, theo đúng trách nhiệm của mình. Hiện nay Tổng cục Đường bộ đã chỉ đạo nhà thầu tập kết vật liệu, thiết bị máy móc, nhân lực để sẵn sàng cho đợt khắc phục công trình. Việc kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công sẽ được giám sát chặt chẽ “hơn thường lệ”.
Tình trạng hằn lún đang được Bộ GTVT vào cuộc xử lý ráo riết
Đoàn kỹ thuật phòng thí nghiệm trọng điểm đường bộ 1 đang tiến hành khoan cắt các vị trí lún xung yếu trên QL5
Cụ thể nhà thầu sẽ khắc phục bằng biện pháp cào bóc các đoạn bị sụt lún, rải thảm lớp nhựa đường mới có độ dày từ 3 đến 5cm. Riêng đối với các khu vực xung yếu có sự trùng phục nhiều do phương tiện vận tải tạo ra như tại các ngã tư, đường cua, Bộ đã có kế hoạch tăng cường thêm vật liệu nhựa polyme cao cấp. Mục đích là tạo độ bền cho các vị trí xung yếu này nhằm tránh lụt lún tiếp về sau. Do vật liệu nhựa polyme đắt hơn nhựa cấp phối bình thường từ 1,3 đến 1,8 lần nên Bộ sẽ bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ bổ sung cho nhà thầu trong quá trình khắc phục “ruộng bậc thang” trên quốc lộ 5.
Phân loại các mẫu tại nhiều vị trí để truy tìm nguyên nhân lún đường
Phân loại các mẫu tại nhiều vị trí để truy tìm nguyên nhân lún đường
Theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Đường bộ trong 2 ngày 1 và 2/7, đoàn cán bộ Phòng thí nghiệm trọng điểm đường bộ 1 thuộc Viện khoa học công nghệ GTVT (Bộ GTVT) đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng đường xảy ra hằn lún. Theo đó đoàn kỹ thuật đã thực hiện khoan lấy mẫu tại 4 vị trí để tiến hành thí nghiệm vệt hằn bánh xe, khoan tiếp 9 vị trí và cắt tấm 3 vị trí khác để phục vụ cho công tác thí nghiệm kiểm tra cơ lý kết cấu đường bộ tìm truy tìm nguyên nhân gây lún đường.
Phân loại các mẫu tại nhiều vị trí để truy tìm nguyên nhân lún đường
Mẫu khoan cắt tại hiện trường lấy trọn 5 cm lớp cấp phối nhựa mới được nâng cấp để tiến hành xét nghiệm
Hiện kinh phí bổ sung cho nhà thầu tiến hành khắc phục sự cố lụt lún hay số tiền nhà thầu bỏ ra dự kiến để bảo hành vẫn chưa được Bộ Giao thông công bố bằng con số cụ thể. Việc này vẫn đang được tính toán mặc dù 2 ngày nữa việc sửa chữa sẽ bắt đầu.
Thu Hằng

No comments:

Post a Comment