Tuesday, June 17, 2014

Ngư dân Philippines bám biển có yễm trợ

Cảnh sát Philippines bắt quả tang ngư dân TQ đắng bắt trái phép rùa quý hiếm.
Cảnh sát Philippines bắt quả tang ngư dân TQ đắng bắt trái phép rùa quý hiếm.REUTERS/Liezel Chiu

RFI-Tú Anh
Bắc Kinh tăng cường lực lượng áp đảo Biển Đông gây bất an cho nhiều nước Đông Nam Á. Dân chài Việt nam và Philippines là những nạn nhân đầu tiên. Điều may mắn là ngư dân Philippines không đơn độc bám biển và chính phủ Manila, với phương tiện eo hẹp đã tỏ ra quyết liệt và hiệu nghiệm trong việc bảo vệ ngư trường.

Đó là nội dung hai bài phóng sự của AFP thực hiện tại một làng chài và đơn vị cảnh sát biển ở Palawan.Trong khi ngư dân Việt Nam ở các tỉnh miền trung Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thanh Hóa liên tục bị « tàu lạ » bao vây, cướp hải sản, đâm chìm, bắt cóc, bắn chết gây tang tóc đau thương thì bên kia biển Đông, đồng nghiệp Philippines cũng không được Trung Quốc nhẹ tay cho.
Tuy nhiên, khác với Việt Nam, người Philippines không thụ động. Từ chính phủ đến ngư dân đã biết khai thác và kết hợp từng lá chủ bài nhỏ để xây dựng lá chắn bảo vệ ngư trường không cho Trung Quốc làm mưa làm gió.
Làng chài biến thành pháo đài
Để bảo vệ vùng Biển Đông Nam Á mà Philippines gọi là « Biển Tây » bị Trung Quốc lấn hiếp, Ulugan, một eo biển nhỏ ở Palawan nhìn ra Trường Sa đang được biến thành chiến tuyến theo như tuyên bố của Tổng thống Aquino hồi tháng 5. Ulugan chỉ là nơi đặt căn cứ của một đơn vị cảnh sát biển và bộ chỉ huy lực lượng tuần duyên địa phương với bãi biển du lịch Oyster nhiều tôm cá nuôi sống 1700 dân làng lân cận.
Trong chương trình canh tân quân sự của Philippines trước những động thái của Trung Quốc lấn chiếm các bãi đá ngầm, xây dựng cơ sở đồn trú và sân bay, làng chài Ulugan đang được thay đổi một cách nhanh chóng để biến thành một quân cảng đủ khả năng đón tiếp chiến hạm Philippines và Hoa Kỳ. Cũng từ nơi này, qua ra-đa và vệ tinh, hải quân Philipines có thể quan sát nhất cử nhất động của hải quân Trung Quốc xâm nhập biển Đông Nam Á. Theo giới phân tích, thì với ngân sách nhỏ nhoi 10 triệu đôla, căn cứ Ulugan không thể nào đối đầu với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo AFP, Hoa Kỳ sẽ lao vào cuộc.
Theo dự kiến, Ulugan sẽ là một trong năm căn cứ quân sự mà Washington và Manila lựa chọn để quân đội Hoa Kỳ luân phiên đồn trú tại Philippines.
Dân làng chài cho biết quân đội Mỹ đã xây dựng xong một hồ chứa nước ngọt, một trung tâm thể thao và một tòa nhà đa năng.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Emmanuel Bautista cho rằng quân đội Mỹ sẽ phải được phép sử dụng căn cứ Oyster và canh tân cơ sở.
Tàu nhỏ nhưng gây sóng lớn
Ngoài căn cứ hải quân chiến lược, Philippines còn một chiến thuật lợi hại khác diệt trừ nạn đánh cá bất hợp pháp : đã nhỏ yếu hơn đối phương thì phải nhanh và quyết liệt.
Cũng trong quần đảo Palawan này, lực lượng tuần tra ở vịnh Honda được trang bị 6 tàu tuần cao tốc, có súng đại bác và ra-đa tối tân, động cơ cực mạnh lướt sóng với vận tốc 45 hải lý một giờ. Tuy phương tiện nhỏ hẹp, với ngân sách chỉ đủ để mua xăng, nhưng đơn vị tàu cao tốc đầu tiên này đã làm khiếp vía tàu đánh cá lậu. Được thành lập mới có bốn năm nhưng đã bắt được hàng trăm ngư dân nước ngoài trong đó có người Việt nhưng đông nhất là người Trung Quốc.
Gần đây nhất, trong tháng qua, một tầu cá Trung Quốc đánh cắp rùa biển bị bắt quả tang. Chiếc tàu Trung Quốc định chạy trốn nhưng không kịp vì bị bao vây tứ phía. Dù Bắc Kinh lớn giọng , nhưng tòa án địa phương Palawan vẫn theo luật thi hành : kẻ trộm nào nhận tội, nộp tiền phạt thì được tự do, không nhận tội, bị giam chờ ra tòa lãnh án có thể lên đến 20 năm tù cộng với tiền phạt.
Theo AFP, lực lượng hải thuyền đặc nhiệm của Philippines do hải quân Hoa Kỳ tài trợ thành lập. Đơn vị này gồm những sĩ quan người nhái thiện chiến do chính lực lượng Biệt hải Navy SEAL của Mỹ huấn luyện trong kế hoạch bảo vệ 2000 km bờ biển chiến lược. Lực lượng đặc nhiệm sẽ được phát triển với một căn cứ mới đang xây dựng gần biên giới Malaysia và căn cứ thứ ba được dự kiến nằm gần Indonesia.
Liệu đến chừng nào thì sinh mạng và quyền sống của ngư dân Việt Nam sẽ được bảo vệ như đồng nghiệp Philippines ?

No comments:

Post a Comment