Tuesday, June 17, 2014

Mỹ: TQ hiện đại hóa không quân với quy mô chưa từng có trong lịch sử

Đây là một phần của báo cáo thường niên của quân đội Mỹ về tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong năm 2014.
Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ vừa được công bố cách đây không lâu, Lầu Năm Góc cho biết quá trình hiện đại hóa, tăng cường quân bị của lực lượng không quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đang được Bắc Kinh đầu tư, tiến hành ở một quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử.

Phi công của Không quân Trung Quốc
Nội dung của báo cáo thường niên của quân đội Mỹ về quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc cho biết “Không quân Trung Quốc đang theo đuổi quá trình hiện đại hóa với quy mô chưa từng xuất hiện trong lịch sử với mục đích là lấp khoảng cách giữa (PLAAF) và các lực lượng không quân của các nước phương Tây”.

“Không quân Trung Quốc tập trung mạnh vào việc mở rộng số lượng và năng lực cho các lĩnh vực tác chiến như: Chỉ huy, kiếm soát (C2), gây nhiễn, tác chiến điện tử (EW), liên kết giữ liệu và số lượng các loại máy bay”.

Đây là một phần của báo cáo thường niên của quân đội Mỹ về tiến trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc trong năm 2014, không tính đến năm 2013 trước đó.

Bản báo cáo phần nào phản ánh mối lo ngại đang ngày càng gia tăng của Washington về tốc độ tăng trưởng cũng như năng lực của không quân Trung Quốc.

Sau khi đánh giá rằng Không quân Trung Quốc hiện nay là lực lượng hùng hậu nhất trong khu vực châu Á, đứng thứ  3 trên quy mô toàn cầu, báo cáo của Mỹ đã đề cập chi tiết hơn rằng lực lượng PLAAF có số lượng quân nhân khoảng 330.000; hơn 2.800 máy bay (trong số này có tính đến cả lượng máy bay không người lái – UAV).

Máy bay ném bom H-6 của quân đội TQ
Trong số 2800 máy bay của Không quân Trung Quốc thì có đến 1900 chiếc là máy bay chiến đấu. 600 chiếc trong số này đều là các chiến đấu cơ hiện đại, mới được Bắc Kinh cho vào biên chế.

Mối quan ngại duy nhất của quân đội Mỹ đối với quân đội Trung Quốc đó chính là việc tăng cường một cách bất thường số lượng các loại máy bay chiến đấu hiện đại.

Năm ngoái, một báo cáo tương tự của Mỹ đã nhận định rằng mặc dù Trung Quốc đang tăng cường nhiều hơn các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 nhưng xương sống của lực lượng không quân của Bắc Kinh chủ yếu được hình thành từ các máy chiến đấu thế hệ 2 và 3 cũng như các phiên bản nâng cấp của các dòng máy bay thuộc hai thế hệ này.


Không quân Trung Quốc
Tuy nhiên, trong bản đánh giá của năm nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng mặc dù Không quân Trung Quốc vẫn đang vận hành các chiến đấu cơ thế hệ 2 và 3 nhưng số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 dường như đã và sẽ chiếm đa số trong vòng vài năm tới.

Báo cáo của Washington cũng đã nhắc đến việc lần đầu tiên Trung Quốc nỗ lực mua chiến đấu cơ thế hệ 4+ từ nhà cung cấp Nga cùng hệ thống radar quét điện tử chủ động hiện đại IRBIS-E.

Quân đội Mỹ dự đoán nếu như Bắc Kinh mua được chiến đấu cơ Su-35 từ Nga thì chúng có thể sẽ có mặt trong các đơn vị chiến đấu của PLAAF vào giai đoạn từ năm 2016 đến 2018.




TQ lợi dụng tập trận với Nga để lo đối phó với người nhái Việt Nam

(GDVN) - "Người nhái Việt Nam thường tác chiến với tinh thần sẵn sàng hy sinh. Họ một khi rời khỏi tàu vũ trang hoặc tàu ngầm thì không dự định quay trở lại..."
Tháng 11 năm ngoái, một tạp chí ngoại giao nổi tiếng của Nhật Bản có bài viết nhận định rằng một khi có được chiến cơ Su-35, Trung Quốc sẽ tăng cường được năng lực tác chiến của mình và trở thành bá chủ, có khả năng kiểm soát không phận trên Biển Đông.

Về các phi đội máy bay ném bom của Không quân Trung Quốc trong năm 2014, báo cáo của Mỹ cũng đã cập nhật khá chi tiết, đầy đủ hơn về đội hình máy bay ném bom H-6 của Bắc Kinh.

Trong báo cáo năm 2013, Mỹ cho biết Trung Quốc vẫn đang tiến hành hiện đại hóa, nâng cấp phiên bản máy bay ném bom H-6 nhằm mục đích tăng cường tầm bay, khả năng mang tên lửa hành trình…

Báo cáo mới của Mỹ thì cho rằng, Trung Quốc đã phát triển được phiên bản máy bay ném bom H-6K với động cơ phản lực quạt thổi mới, tầm bay cũng đã được cải thiện.
H-6K được cho là có khả năng mang theo khoảng 6 quả tên lửa hành trình không đối đất (LACM).

Theo quân đội Mỹ, việc hiện đại hóa oanh tạc cơ H-6 với mục đích mang nhiều hơn tên lửa hành trình đối đất đã mang lại cho Trung Quốc khả năng phòng thủ, tấn công từ xa mạnh hơn trước đây, đặc biệt là khi chúng được trang bị các loại vũ khí điều khiển với độ chính xác cao hơn.

Quân đội Mỹ cũng đã đề cập việc Trung Quốc đang nỗ lực sản xuất tàu sân bay đầu tiên của mình.
Trong khi trong báo cáo đánh giá năm ngoái, Mỹ chỉ ra khả năng TQ sẽ thực hiện kế hoặc chế tạo tàu sân bay nội địa vào nửa sau của thập kỷ này, tức là sau năm 2015.

No comments:

Post a Comment