Tàu khu trục nội địa Ấn Độ bắn thành công tên lửa chống hạm BrahMmos
Nga sẵn sàng bán thêm máy bay trực thăng cho Ấn Độ
Báo Mỹ giải thích lý do công nghiệp quân sự Ấn Độ kém Trung Quốc
Ấn Độ muốn tăng 30% chi tiêu quốc phòng để đuổi Trung Quốc
Ngày 14/6/2014, tân Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi đã tham dự lễ bàn giao chính thức tàu chiến lớn nhất của
nước này là hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya cho lực lượng hải quân
tại bang Goa.
Tàu sân bay INS Vikramaditya |
Chuyến đi tới bang Goa (bang nhỏ nhất Ấn
Độ) của tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được cho là động thái phản
ánh mối quan tâm của tân lãnh đạo Ấn Độ với vấn đề quốc phòng của một
trong những quốc gia lớn nhất khu vực châu Á.
Tại Goa, ông Narendra Modi đã kêu gọi Ấn
Độ cải thiện hơn nữa hệ thống vũ khí phòng thủ, đồng thời phê phán
những vấn đề tiêu cực trong những năm qua dẫn đến việc kéo lùi tiến
trình hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân của nước
này.
Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát
biểu rằng việc bổ sung tàu sân bay INS Vikramaditya cho Hải quân Ấn Độ
là một “bước đi lịch sử” trong tiến trình hiện đại hóa lực lượng phòng
thủ vũ trang của Ấn Độ.
Ông Narendra Modi sau đó đã đi thăm một
vòng trên chiếc hàng không mẫu hạm mới được Nga chuyển giao cho nước
này. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên của tân lãnh đạo Ấn Độ đến một căn
cứ hải quân của nước này trên cương vị Thủ tướng.
Tàu sân bay INS Vikramaditya |
Báo chí Ấn Độ thì dẫn lời Thủ tướng
Narendra Modi cho biết: “Sự kiện hàng không mẫu hạm gia nhập Hải quân Ấn
Độ là một bước đi lịch sử, là một phần trong công cuộc hiện đại hóa,
tiếp cận các hệ thống phòng thủ và công nghệ tối tân nhất”.
Lãnh đạo ấn độ cho rằng sở dĩ nước này
cần nhập hệ thống vũ khí khổng lồ nàu từ Nga bởi Ấn Độ dần dần sẽ tiếp
cận, làm chủ và tự cung cấp những loại vũ khí tương tự. Ông Narendra
Modi cũng đặt ra câu hỏi mang tính khuyến kích rằng “vì sao đến bây giờ
Ấn Độ vẫn chưa thể bán được công nghệ phòng thủ của nước này cho các
quốc gia khác”.
Việc Ấn Độ mua tàu sân bay INS
Vikramaditya có quá trình diễn biến đầy quanh co, phức tạp. Tàu sân bay
này gia nhập Hải quân Liên Xô năm 1987, năm 1995 được đặt tên lại là
"Nguyên soái hải quân Gorshkov", nhưng do chi phí bảo trì quá cao, năm
1996 nghỉ hưu. Sau đó, do thiếu kinh phí, Nga đề xuất tặng tàu sân bay
này cho Ấn Độ như một món quà, nhưng yêu cầu Ấn Độ bỏ ra kinh phí tiến
hành cải tạo hiện đại hóa tàu sân bay và mua máy bay chiến đấu hải quân
của Nga.
Tàu sân bay INS Vikramaditya |
Năm 2004, hai bên cuối cùng đã ký kết
thỏa thuận cải tạo nâng cấp tàu sân bay trị giá 1,5 tỷ USD. Theo kế
hoạch, tàu sân bay phải được bàn giao cho Ấn Độ vào tháng 8 năm 2008,
nhưng do các nguyên nhân như tiến triển cải tạo chậm chạp, đổi mới bố
trí trang bị, hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán mới về giá cả, từ
đó làm cho thời gian bàn giao tàu sân bay bị trì hoãn trên 5 năm.
Tờ "The Times of India" của Ấn Độ từng
có bài viết than phiền về chi phí cho cải tạo tàu sân bay này, cho rằng,
Ấn Độ phải bỏ ra 2,33 tỷ USD để cải tạo tàu sân bay này. Nếu tính cả
trang bị 45 máy bay chiến đấu MiG-29K và các thiết bị có liên quan, tổng
kinh phí sẽ đạt 5 tỷ USD. Ấn Độ cho rằng, từ khi bắt đầu cải tạo, "Nga
giống như người vắt sữa của Ấn Độ, tranh cãi gay gắt giữa hai bên từng
khiến cho quan hệ hai nước bị ảnh hưởng".
INS Vikramaditya có lượng giãn nước
45.000 tấn, dài 283,5 m, chỗ rộng nhất là 59,8 m. Tàu sân bay này có thể
mang theo nhiều nhất 30 máy bay, trong đó có máy bay chiến đấu MiG-29K,
do Công ty MiG Nga chế tạo cho Ấn Độ; ngoài ra còn có máy bay trực
thăng săn ngầm Ka-27 và máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31, nhân viên
trên tàu có thể lên tới 2.000 người.
Tàu sân bay INS Vikramaditya |
Trước khi tiếp nhận tàu sân bay INS
Vikramaditya, Hải quân Ấn Độ đã có 2 tàu sân bay, trong đó tàu sân bay
động cơ thông thường Viraat mua của Anh từ năm 1987, dự kiến nghỉ hưu
vào năm 2015; một chiếc tàu sân bay nội địa khác đang được Ấn Độ nghiên
cứu chế tạo, có tên là INS Vikrant, mới được hạ thủy vào ngày 12 tháng 8
năm 2013, dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018.
Tàu sân bay đầu tiên INS Viraat của Hải
quân Ấn Độ là tàu sân bay cũ mua của Anh, gia nhập Hải quân Ấn Độ từ năm
1987, được mệnh danh là "người mẹ"; con tàu "cô đơn chiếc bóng" này đến
nay đã 55 tuổi.
Tuy tàu sân bay này vẫn đem lại cho Ấn Độ một vùng lãnh thổ chủ quyền rộng 2 mẫu Anh (khoảng 8.094 m2), tuần tra ở vùng biển quốc tế, nhưng "con ngựa chiến cũ" có lượng giãn nước 28.000 tấn này hiện chỉ cho mang theo 11 máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier trên đường băng.
Tuy tàu sân bay này vẫn đem lại cho Ấn Độ một vùng lãnh thổ chủ quyền rộng 2 mẫu Anh (khoảng 8.094 m2), tuần tra ở vùng biển quốc tế, nhưng "con ngựa chiến cũ" có lượng giãn nước 28.000 tấn này hiện chỉ cho mang theo 11 máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier trên đường băng.
Hiện nay, với việc bổ sung thêm tàu sân
bay Vikramaditya, Hải quân Ấn Độ đã xây dựng được một lực lượng tàu
chiến hùng hậu bên cạnh việc nước này đã công bố tàu ngầm hạt nhân đầu
tiên của mình.
Với sự kết hợp này, Ấn Độ đã cải thiện
được năng lực tác chiến, phòng thủ và răn đe tương đối lớn của mình ở Ấn
Độ Dương, đồng thời đưa Ấn Độ trở thành một trong những cầu thủ nặng
ký, năng động nhất trong số các cường quốc quân sự tại khu vực châu Á.
No comments:
Post a Comment