BBC-15:45 GMT - thứ tư, 4 tháng 6, 2014
Bài trên báo Thanh Niên không còn truy cập được trên chính trang này
Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.
Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.
Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.
Nhưng đến cuối ngày, bài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.
Bản được các trangBấmlưu trữ giữ lại cho thấy Thanh Niên trước đó đã đăng tải nhiều hình ảnh về biển người biểu tình ở Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu đêm 3, sáng 4 tháng Sáu.
Tuy nhiên bài với tựa đề 'Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc' không thể xem được trên trang của BấmThanh Niên.
Bài viết được Bấmchia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhân kỷ niệm 25 năm biến cố cũng Bấmkhông còn truy cập được.
Hơn nữa bài này cũng không thể tìm lại được trên các trang lưu trữ mạng.
Thông điệp 'Không tìm thấy trang bạn cần tìm!' được đưa ra khi người đọc truy cập vào bài về Thiên An Môn của trang Giáo dục Việt Nam.
Bản Bấmlưu trữ cho thấy trước đó trang này đăng bài viết 'Báo chí Trung Quốc im bặt vụ Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc lên tiếng'.
Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời người phụ trách nhân quyền Liên Hợp Quốc Navi Pilay hôm 3/6 tuyên bố:
"Tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả những người bị bắt vì tự do phát biểu về quyền con người.
"... Thay vì cố gắng kiềm chế hoạt động kỷ niệm sự kiện năm 1989, các nhà chức trách nên khuyến khích và tạo thuận lợi cho đối thoại và thảo luận như một phương tiện để khắc phục những di sản của quá khứ.
"Trong trường hợp không có điều tra độc lập và thực tế, có những co số khác nhau. Ví dụ như số người chết dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn người, và nhiều gia đình nạn nhân vẫn đang chờ đợi một lời giải thích về những gì đã xảy ra với người thân của mình."
Ở trang mạng báo Người Lao Động, bài "25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn", cùng một số tin cùng chủ đề, cũng không còn truy cập được.
'Kỳ lạ'
Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo BấmNguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook:
"Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao?
"Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?"
Cũng trên Facebook, nhà báo Mạnh Quân của tạp chí Forbes ấn bản Việt Nam đặt giả thiết phải chăng có "lệnh của cả Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc".
No comments:
Post a Comment