Trong cuộc họp báo thường xuyên tại Bắc Kinh hôm nay, ông Hồng Lỗi nói rằng : « Phía Việt Nam phải học được bài học từ vụ này và có những hành động cụ thể để đảm bảo an ninh cho các định chế, doanh nghiệp cũng như công dân Trung Quốc tại Việt Nam, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ ».
Trước đó, chính quyền Bắc Kinh cho biết có hai công dân Trung Quốc bị thiệt mạng trong vụ bạo động khiến hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài bị đốt phá vào tuần trước.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng cộng sản đã xấu hẳn đi với làn sóng phẫn nộ chống Trung Quốc, do sự kiện chế độ Bắc Kinh cho kéo giàn khoan khổng lồ vào đặt ngay vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Báo chí chính thức cho biết Bắc Kinh đã cho tàu đến Vũng Áng, Hà Tĩnh đưa hàng ngàn người Trung Quốc về nước. Còn dư luận tại Việt Nam lên án chính quyền địa phương đã không kiểm soát được số lao động Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp tại đây.
Hà Nội ban đầu để cho người dân được bày tỏ nỗi bất bình trước sự xâm lăng của Bắc Kinh, nhưng sau đó đã trấn áp biểu tình phản đối Trung Quốc do lo ngại bạo động. Nhiều công ty không phải của Trung Quốc đã bị thiệt hại, làm xấu đi hình ảnh đất nước vốn là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư ngoại quốc.
Bắc Kinh yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông. Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc còn tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
Tuần trước mười nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ sự thống nhất hiếm thấy khi tuyên bố « quan ngại sâu sắc » về tình hình tại Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng và có tiềm năng lớn về dầu khí. Hoa Kỳ cũng cảnh báo khả năng căng thẳng tăng lên.
Tại vùng biển Hoàng Sa, hàng mấy chục tàu Trung Quốc và Việt Nam hàng ngày lao vào những cuộc đụng độ liên tục ở gần giàn khoan, kể cả việc húc vào nhau và tấn công bằng vòi rồng.
Trước đó, chính quyền Bắc Kinh cho biết có hai công dân Trung Quốc bị thiệt mạng trong vụ bạo động khiến hàng trăm doanh nghiệp nước ngoài bị đốt phá vào tuần trước.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng cộng sản đã xấu hẳn đi với làn sóng phẫn nộ chống Trung Quốc, do sự kiện chế độ Bắc Kinh cho kéo giàn khoan khổng lồ vào đặt ngay vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Báo chí chính thức cho biết Bắc Kinh đã cho tàu đến Vũng Áng, Hà Tĩnh đưa hàng ngàn người Trung Quốc về nước. Còn dư luận tại Việt Nam lên án chính quyền địa phương đã không kiểm soát được số lao động Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp tại đây.
Hà Nội ban đầu để cho người dân được bày tỏ nỗi bất bình trước sự xâm lăng của Bắc Kinh, nhưng sau đó đã trấn áp biểu tình phản đối Trung Quốc do lo ngại bạo động. Nhiều công ty không phải của Trung Quốc đã bị thiệt hại, làm xấu đi hình ảnh đất nước vốn là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư ngoại quốc.
Bắc Kinh yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông. Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc còn tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
Tuần trước mười nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ sự thống nhất hiếm thấy khi tuyên bố « quan ngại sâu sắc » về tình hình tại Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng và có tiềm năng lớn về dầu khí. Hoa Kỳ cũng cảnh báo khả năng căng thẳng tăng lên.
Tại vùng biển Hoàng Sa, hàng mấy chục tàu Trung Quốc và Việt Nam hàng ngày lao vào những cuộc đụng độ liên tục ở gần giàn khoan, kể cả việc húc vào nhau và tấn công bằng vòi rồng.
No comments:
Post a Comment