(NLĐO) - Tìm đến nhà nhưng không gặp đối tượng để trả thù, băng côn đồ bực mình đập phá tài sản. Nhận được tin báo vụ việc, phó công an xã đến hiện trường cũng bị băng này chém trọng thương.
Chiều 31-5, Công an huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết đang tiếp tục truy bắt các đối tượng dùng rựa chém trọng thương ông Trần Bá Thanh, Phó Công an xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ.
Băng côn đồ chém phó công an xã bị thương. Ảnh minh họa
Thông tin ban đầu, do mâu thuẫn từ trước nên khoảng 21 giờ ngày 30-5, Huỳnh Văn Đông (SN 1967, ngụ thôn Thạnh An, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ) và 5 người (chưa rõ họ tên) cùng hung khí đến nhà tìm đánh ông Võ Công Thạnh (SN 1960, ngụ thôn Trung Thứ, xã Mỹ Chánh Tây) trả thù. Không thấy ông Thạnh ở nhà, cả nhóm bực mình đập phá nhiều tài sản rồi bỏ đi.
Nghe người nhà thông báo vụ việc, ông Thạnh chạy về nhà kiểm tra rồi báo công an xã đến giải quyết. Khi ông Trần Bá Thanh, Phó Công an xã Mỹ Chánh Tây đến hiện trường lập biên bản vụ việc thì bị băng côn đồ trên quay lại tiếp tục gây chuyện, rồi dùng rựa chém trọng thương.
Chủ Nhật, 01/06/2014 09:35
Tin: A. Tú
Saturday, May 31, 2014
Hàn Quốc tố Triều Tiên bán quyền đánh bắt hải sản cho Trung Quốc
Đồ họa khu vực mà Hàn Quốc tố Triều Tiên đã bán quyền khai thác cá cho Trung Quốc (Nguồn: Jong Aang)
Theo KBS, ngày 31/5, một nguồn tin từ Chính phủ Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bán quyền đánh bắt thủy hải sản trong khu vực đánh bắt cua xanh ở Biển Hoàng Hải cho Trung Quốc.
Điều đáng nói là năm nay, một phần biển nằm phía Nam đường ranh giới liên Triều trên biển (NLL), tức lãnh hải của Hàn Quốc, lại thuộc vào vùng bị bán.
Cũng theo nguồn tin này, Chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị Trung Quốc xác nhận lại việc có hợp đồng về quyền đánh bắt thủy hải sản với Triều Tiên, đồng thời yêu cầu tàu thuyền Trung Quốc không lấn qua NLL, phạm vào lãnh hải Hàn Quốc.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết miền Bắc thường lấy cớ truy bắt tàu cá đánh bắt trái phép của Trung Quốc để xâm phạm qua NLL và do đó, các tàu của lực lượng quân đội Hàn Quốc đang phải đối phó mạnh mẽ với động thái lợi dụng bên thứ ba này.
Chỉ trong tháng 5, Hàn Quốc đã bắt được 7 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển gần đảo Yeonpyeong ở phía Nam NLL thuộc lãnh hải của Hàn Quốc.
Hiện có khoảng 100 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trên vùng biển gần NLL, khu vực gần các đảo Baengnyeong và Yeonpyeong của Hàn Quốc, đánh bắt hết số cua xanh vốn là đặc sản của vùng này./.
(VIETNAM+)
PICS:Trung Quốc với hành vi tàn độc, vô nhân đạo trên biển
(Dân trí) - Nhân dân cả nước những ngày này hết sức phẫn nộ trước hành vi vô nhân đạo của Trung Quốc khi cố tình đâm chìm, phá hỏng các tàu cá của ngư dân ta. Những ngư dân nghèo ra biển chỉ mong có tiền nuôi con, nay đã phải đổ máu, hy sinh tính mạng.
Ngư dân Đặng Dùm bị tàu "lạ" đâm ngã xuống biển, dù được vớt lên ngay sau đó nhưng đã tử vong do vết thương quá nặng. Thi thể của ông được tàu bạn giúp đưa vào Quảng Ninh và ngày 27/5 được chuyển về Lý Sơn, Quảng Ngãi. Cùng gặp nạn với ông Dùm hôm đó, ngư dân Trần Xuân Dương đến giờ vẫn mất tích trên biển. (Ảnh: Hồng Long)
Một tàu cá khác của ngư dân Đà Nẵng bị tàu Trung Quốc đâm chìm hôm 26/5. Con tàu ĐNa 90152-TS đang được lai dắt về trong trạng thái bị chìm (Ảnh: Hồng Long)
10 ngư dân trên tàu ĐNa 90152-TS may mắn đều sống sót sau vụ tàu chìm, thẫn thờ về đến đảo Lý Sơn. Từ đây họ sẽ về Quảng Ngãi rồi quay ra Đà Nẵng bằng đường bộ. Những lão ngư đã dày dặn nghề biển cũng phải thốt lên rằng cả đời đi biển, họ chưa bao giờ chứng kiến hành vi, cách đối xử nào tàn độc như thế. Các ngư dân cho biết, sau khi đâm chìm tàu của ta, chứng kiến các ngư dân chới với trên biển, tàu Trung Quốc chỉ lẳng lặng bỏ đi. (Ảnh: Hồng Long)
Tàu cá QNg 90045-TS của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm hỏng tàu, ném đá vỡ kính từ hôm 16/5. Chưa kịp đánh bắt, chưa có sản phẩm, không thể trở về tay trắng, các ngư dân cùng con tàu hỏng tiếp tục cố gắng bám biển sản xuất, đến ngày 30/5 mới trở về đất liền để sửa tàu. Trong ảnh là thuyền trưởng Võ Bá Nha trong ô cabin vỡ kính, nặng trĩu nỗi lo kiếm tiền sửa tàu. (Ảnh: Hồng Long)
Trên ngư trường của ta, Trung Quốc có những hành vi vô nhân đạo; ngoài thực địa Trung Quốc hung hăng, ngang ngược...
Tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc nghênh ngang trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, như thể đang ở ao nhà. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Tàu dịch vụ không số của Trung Quốc mở vòi rồng công suất lớn, bám đuổi tàu Kiểm ngư của Việt Nam. Đây là hình ảnh thường thấy từ suốt gần 1 tháng qua trên vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí. (Ảnh: VOV)
Phía Trung Quốc rất thâm hiểm, thường ngăn cản, tìm cách phá khi tàu của ta tiếp cận nhau để chuyển người, tiếp tế lương thực... Vì thế chúng ta thường phải tiếp ban đêm. Trong ảnh là tàu KN 761 tiếp nhận lương thực trong đêm. (Ảnh: Nam Cường - Tiền Phong)
Bất chấp những hiểm nguy ở vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, bà con ngư dân vẫn kiên cường vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường của cha ông, đưa về những mẻ cá đầy khoang. (Ảnh: Viết Hảo)
Trung Quốc đâm hỏng tàu thì sửa, Trung Quốc đâm chìm tàu thì đóng tàu mới. Bà con ngư dân chưa bao giờ nao núng, vẫn kiên định một ý chí giữ vững ngư trường truyền thống, biển đảo quê hương. Trong ảnh là con tàu đang trong giai đoạn hoàn thành của ngư dân Nguyễn Ngọc Toàn (Nha Trang, Khánh Hóa), chờ ngày hạ thủy, vươn khơi. (Ảnh: Viết Hảo).
Chủ Nhật, 01/06/2014 - 08:00
Hoàng Yến (tổng hợp)
Có tật giật mình, TQ phản ứng với phát biểu của Thủ tướng Nhật
theo VietnamPlus | 01/06/2014 07:33
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La (Nguồn: AP)
Theo Tân Hoa xã, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã hối thúc Tokyo "tôn trọng sự thật và không kích động thù hằn cũng như đánh lạc hướng dư luận".
Ngày 31/5, Trung Quốc đã bác bỏ những tuyên bố gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe liên quan đến các vụ tranh chấp trên biển tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 30/5.
Theo Tân Hoa xã, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã hối thúc Tokyo "tôn trọng sự thật và không kích động thù hằn cũng như đánh lạc hướng dư luận".
"Chúng tôi đã lưu ý đến các bình luận gần đây của lãnh đạo Nhật Bản, trong đó ông ta nói bóng gió về các nước khác. Trên thực tế, Nhật Bản cần làm rõ với cộng đồng quốc tế những động thái gần đây của họ trong lĩnh vực an ninh quân sự, đồng thời tuân thủ luật pháp quốc tế và các thông lệ nền tảng chi phối các mối quan hệ quốc tế trong khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng của họ," Tân Hoa xã dẫn lời ông Tần Cương.
Bên cạnh đó, ông Tần Cương cũng nói rằng Nhật Bản cần có nhiều hành động thiết thực hơn để giúp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 30/5, Thủ tướng Nhật BảnShinzo Abe đã cam kết ủng hộ các nước ASEAN trong các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc sử dụng vũ lực và hăm dọa hòng thay đổi hiện trạng là hành động không thể biện hộ.
Thủ tướng Abe nêu rõ: "Nhật Bản sẽ ủng hộ hết mình những nỗ lực của các nước ASEAN khi họ hành động để đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không...".
Khống chế Trung Quốc, Mỹ tăng mạnh chi phí quân sự
Một Thế Giới -
Sở dĩ Trung Quốc cậy thế làm càn là do Mỹ tỏ ra yếu ớt trong vai tròng duy trì đảm bảo ổn định hòa bình tại châu Á – Thái Bình Dương. Thời điểm Trung Quốc bắt đầu các hoạt động khiêu khích là sau khi Mỹ thông báo kế hoạch cắt giảm quốc phòng khổng lồ vào tháng 2 năm nay.
Theo Valley News, khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã đề xuất cắt giảm quân đội xuống quy mô nhỏ nhất sau 74 năm , đóng cửa nhiều căn cứ quân sự và tinh giản lại lực lượng để lo đối đầu với một " biến động không thể đoán trước trên thế giới” bằng phản ứng quân sự nhanh nhẹn hơn. Thật ra đó chỉ là cách nói hoa mỹ cho việc cắt giảm quân đội. Sở dĩ có chuyện Mỹ cắt giảm quy mô quân đội là do họ khá mệt mỏi sau 13 năm đối phó các diễn biến tại Iraq và Afghanistan.
Mỹ cảm thấy mệt mỏi sau khi tham chiến tại Iraq và Afghanistan |
Khi đó, ông Hagel nhận định một cách chua chát: “Chúng ta đang bước vào một thời đại mà sự thống trị của Mỹ trên biển, trên bầu trời và trong không gian có thể không còn được như trước". Cụ thể, nhân viên quân sự sẽ giảm từ 522.000 binh sĩ xuống khoảng 440.000 - 450.000 - số thấp nhất kể từ năm 1940, thời điểm Mỹ chuẩn bị bước vào Thế chiến II. Lực lượng vệ binh quốc gia sẽ giảm từ 355.000 binh sĩ xuống 335.000 vào năm 2017 , và quân dự bị sẽ giảm từ 10.000 đến 195.000 người.
Thủy quân lục chiến sẽ giảm từ 190.000 xuống 182.000 binh sĩ. Hải quân sẽ vẫn giữ 11 tàu sân bay nhưng tạm thời cắt giảm hoạt động của 11 trong 22 tàu tuần dương. Hải quân sẽ giảm từ 52 xuống 32 tàu chiến đấu ven biển. Không quân sẽ cho nghỉ hưu phi đội A-10 "Warthog" máy bay là sát thủ săn xe tăng và dừng hoạt động máy bay do thám U-2.
Việc Mỹ thông báo cắt giảm quốc phòng đã khiến Bắc Kinh nghĩ rằng đây là thời cơ chín muồi để họ thay đổi trật tự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là lý do Trung Quốc liên tiếp có những hoạt động hung hăng thăm dò phản ứng của Mỹ xem Washington có dám đáp lại thách thức của Bắc Kinh hay không.
Và Mỹ đã phản ứng
Trước các hành động leo thang của Trung Quốc gần đây, Mỹ đã tỏ rõ thái độ khó chịu. Họ lên án Trung Quốc là kẻ gây hấn, khiêu khích ở nhiều cấp độ từ quốc hội đến các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng cho đến hai nhân vật đứng đầu Nhà trắng là tổng thống Barack Obama đến Phó tổng thống Joe Biden.
Nhưng những lời cảnh báo đó dường như chưa làm Trung Quốc chùn tay. Đó là lý do tại sao Mỹ phải thay đổi lại chính sách quốc phòng và dường như họ không còn muốn cắt giảm quy mô quân sự như thông báo hồi tháng 2 nữa.
Tại cuộc đối thoại Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đã dành những lời đanh thép lên án Trung Quốc. Thái độ mạnh mẽ này khác hẳn với vẻ chán nản của ông hồi tháng 2 khi thông báo cắt giảm quy mô quốc phòng của Mỹ. Dễ hiểu cho thái độ của Bộ trưởng Hagel vì sức mạnh quân sự của Mỹ vừa được một liều thuốc phục hồi. Sau một loạt lời chỉ trích Trung Quốc và kêu gọi, Hagel thông báo ngắn gọn: “Mỹ dự định tăng ngân sách hoạt động quân sự lên 35% vào năm 2016 và tăng 40% ngân sách cho việc luyện tập, đào tạo”.
Như thế chẳng khác gì nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ chưa yếu đến mức để Trung Quốc ngoi lên lúc này. Bắc Kinh đừng vội hung hăng.
Anh Tú (theo Valley News và Nanaimo Daily News)
TP.HCM: Hàng TQ giá rẻ tràn ngập các khu chợ sinh viên
Tại TP. Hồ Chí Minh các khu chợ dành cho sinh viên ngập tràn hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
Đánh vào tâm lý giá rẻ, mẫu mã đẹp...hàng Trung Quốc đang chiếm lợi thế về các sản phẩm dành cho sinh viên.
Ảnh minh họa. |
Theo khảo sát của Một Thế Giới, ở các khu chợ sinh viên như làng Đại học Thủ Đức, chợ Hạnh Thông Tây, chợ Tăng Nhơn Phú A...đều ngập tràn các sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc.
Tại làng Đại học ( quận Thủ Đức), hàng Trung Quốc được bày bán la liệt. Từ thức ăn, linh kiện điện tử đến quần áo, giày dép... tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Thức ăn tại đây có giá rất rẻ, chỉ từ 12.000 đồng tới 15.000 đồng là đã có thể đi chợ cho một bữa ăn có 3 món mặn, xào và canh.
Chỉ qua một bước sơ chế nhỏ là thêm các chất phụ gia thì thức ăn đã trở nên tươi ngon, bắt mắt để bán cho sinh viên. Gạo cũng được trộn lẫn với một loại bột để gạo nở ra tơi, xốp và nhiều. Theo như chia sẻ từ một chủ hàng cơm, các phụ gia để biến thức ăn từ hôi thối sang thơm ngon được nhập từ các chợ đầu mối. Các phụ gia này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Quanh khu chợ sinh viên, thực phẩm được bày bán nhiều nhưng lại không đảm bảo về chất lượng. Các loại rau, củ, quả của Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan. Giá đỗ ở đây được bày bán từ sáng đến chiều nhưng vẫn rất đẹp mắt, không bị hư hỏng. Người bán hàng trút tất cả giá đỗ vào một túi ni lông và đem cất để bán tiếp vào ngày hôm sau.
Các linh kiện điện tử như máy nghe nhạc, loa đài, tai nghe, USB, thẻ nhớ, các phụ kiện của máy tính... được bán với giá cực kì rẻ. Chỉ với vài trăm ngàn là sinh viên có thể mua được một máy nghe nhạc với dòng chữ “Made in China”. Trong khi, cùng một chiếc máy nghe nhạc này nhưng chính hãng giá lên tới hàng triệu đồng.
Linh kiện điện tử và giày dép có xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn lan. |
Các đồ tiêu dùng như chén bát, đồ nhựa, nồi điện các loại, máy sấy tóc... được bán rộng rãi. Chỉ với 5 ngàn đồng là sinh viên có thể chọn cho mình một món đồ sinh hoạt ưng ý như rổ nhựa, chén, đĩa, thau, chậu hay các vật dùng dùng trong nhà bếp khác.
Quần áo, giày dép... cũng ngập tràn hàng Trung Quốc. Không chỉ ở làng Đại học mà ở chợ Tăng Nhơn Phú A – nơi tập trung đông sinh viên trường ĐH Giao thông và Vận tải cơ sở 2, trường CĐ Tài chính- hải quan và chợ Hạnh Thông Tây- nơi tập trung sinh viên của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cùng các trường CĐ lân cận cũng không là ngoại lệ.
Quần áo với giá rất rẻ.... |
Mỹ phẩm " cao cấp" được bày bán trên các sạp ở khu chợ đêm làng Đại học Thủ Đức. |
Dây nịt chỉ với giá 25 ngàn đồng ( Ảnh: TL). |
Quần áo ở đây được bày bán với giá rất rẻ. Một chiếc áo mẫu mã đẹp, màu sắc bắt mắt, hợp thời chỉ bán với giá chỉ từ 30 ngàn đồng. Chỉ cần 25 ngàn là sinh viên đã có thể mua được một đôi giày ưng ý. Ngoài ra, các phụ kiện đi kèm như túi xách, dây cột tóc, trang sức, mỹ phẩm...giá rất thấp. Các loại mỹ phẩm nổi tiếng, có tên tuổi giá chỉ bằng 1/4 khi mua chính hãng. Hầu hết các sản phẩm này không có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng. Có chăng cũng chỉ là những nhãn mác giả, được làm rất cẩu thả và sơ sài.
Theo Một thế giới
Lợi dụng có mưa lớn, tàu Trung Quốc liên tục gây hấn
theo Tuổi trẻ | 01/06/2014 08:13
Máy bay Trung Quốc bay trên các tàu chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Tuổi trẻ
Máy bay Trung Quốc bay trên các tàu chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Tuổi trẻ
Sáng 31-5, lợi dụng thời tiết xấu và tàu to hơn, các tàu Trung Quốc đã lao vào các tàu Việt Nam hòng đâm va, đe dọa suốt buổi sáng.
Các tàu chấp pháp Việt Nam tiến gần vào khu vực giàn khoan để thực thi nhiệm vụ thì bị các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển của chúng ta lao ra ngăn cản.
Tàu Việt Nam hỗ trợ nhau
Khoảng 9g, khi biên đội tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam đang ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8 hải lý, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu ra kè sát truy cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Cụ thể, tàu hải cảnh 31 và tàu đầu kéo truy cản tàu kiểm ngư HP 951, tàu hải cảnh 44103 truy cản tàu cảnh sát biển 2015, tàu hải cảnh 45014 truy cản tàu cảnh sát biển 2016 và tàu hải cảnh 46001 truy cản tàu kiểm ngư 769.
Ngay sau khi bị tàu Trung Quốc truy cản, các tàu Việt Nam đã nhanh chóng liên lạc để hỗ trợ nhau. Các tàu cảnh sát biển với tốc độ và độ giãn nước lớn hơn đã tìm cách chạy cắt mặt các tàu Trung Quốc nhằm phá đội hình, tạo điều kiện cho các tàu kiểm ngư thoát ra khỏi vòng nguy hiểm.
Sau đó, tàu Trung Quốc đã tập trung tấn công hai tàu kiểm ngư HP 951 và 769. Tuy nhiên, nhờ sự khôn khéo của các thuyền trưởng nên hai tàu đã tránh được các đợt tấn công này của các tàu hải cảnh Trung Quốc.
Có mặt trên tàu cảnh sát biển 2015, phóng viên Tuổi Trẻ đã chứng kiến suốt buổi sáng tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục đeo bám với tốc độ cao và quặt lái để đâm va vào tàu kiểm ngư HP 951.
Dừng tấn công khi thấy quay phim
Sau khi đâm va bất thành, các tàu hải cảnh và tàu đầu kéo của Trung Quốc đã dàn hàng ngang tiếp tục truy ép và phun vòi rồng vào tàu HP 951.
Phải sau 30 phút bị phun vòi rồng, tàu HP 951 mới thoát được sự bao vây của các tàu Trung Quốc. Dù không có kiểm ngư nào bị thương nhưng tàu HP 951 bị hư hỏng thêm một số thiết bị.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc ngăn cản tàu Việt Nam bằng vòi rồng trong khoảng ba ngày gần đây.
Ngay sau đó, Trung Quốc đưa tàu hải cảnh 45014 theo sát khoảng 30m và sẵn sàng đâm va vào tàu cảnh sát biển 2016, nhưng thuyền trưởng Quản Ngọc Dương đã bình tĩnh chỉ huy tàu luồn lách, kéo giãn đội hình để các tàu kiểm ngư thoát ra khỏi vòng nguy hiểm.
Cùng thời điểm, tàu hải cảnh Trung Quốc cũng uy hiếp tàu cảnh sát biển 2015. Tuy nhiên, khi còn cách tàu 2015 khoảng 10m thì tàu hải cảnh của Trung Quốc phát hiện nhiều phóng viên trên tàu 2015 đang quay phim, chụp ảnh nên đã dừng việc tấn công.
Sau đó tàu hải cảnh của Trung Quốc đã giữ cự ly khoảng 15m cạnh tàu 2015 và chạy song song theo hơn 1 hải lý mới rời đi.
Trong chiều 31-5, các tàu Trung Quốc vẫn lợi dụng sóng lớn tiếp tục bám theo các tàu Việt Nam nhưng các tàu Việt Nam đều cơ động tránh được.
Theo đại úy Đặng Lê Sơn - thuyền trưởng tàu cảnh sát biển 2015, với thời tiết xấu như hiện nay, trong vài ngày tới việc tránh né các đợt tấn công đâm va của tàu Trung Quốc sẽ còn rất gian nan.
Bởi các tàu Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục lợi dụng tình hình sóng lớn và tàu to hơn để tiến hành đâm va gây sự cố lớn cho tàu Việt Nam.
Trong buổi sáng 31-5, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan có 117 tàu các loại, trong đó có hai tàu quét mìn cách giàn khoan khoảng 18 hải lý.
Các tàu cá vỏ sắt Trung Quốc bố trí ở phía tây nam giàn khoan, cách giàn khoan 28 hải lý. Thông tin từ cảnh sát biển Việt Nam cho hay sáng 31-5, tại khu vực biển Hoàng Sa đã xuất hiện một tốp máy bay Trung Quốc ở phía nam tây nam đảo Tri Tôn.
Xem thêm clip: Tàu và máy bay quân sự Trung Quốc uy hiếp tàu Việt Nam
Nhân viên Big C đánh khách hàng túi bụi
Lúc 21 giờ tối ngày 28/5, nam nhân viên của siêu thị Big C Hạ Long (Quảng Ninh) đã bất ngờ cầm 1 con cá lớn ném thẳng vào mặt khách hàng.
Nhân viên Big C đánh khách hàng
Tường thuật trên báo Dân Việt, chị P.Khánh - người chứng kiến sự việc cho biết, chỉ sau một vài lời to tiếng nam nhân viên bán hàng đã xông vào đấm đá túi bụi vào người khách hàng khiến chị này ôm mặt choáng váng kêu la. Sau đó, khoảng 5 người nhà của chị khách hàng này đến tỏ vẻ rất bực tức, xô xát với bảo vệ và nhân viên trong Big C.
Sự việc chỉ dừng lại khi phía Big C xác nhận bằng văn bản có hành vi đánh khách hàng và cam kết không xóa hình ảnh camera an ninh của Big C ghi lại việc hành hung người của nhân viên siêu thị làm cơ sở xử lý, đồng thời sẽ đến gia đình khách hàng thương thảo vào ngày hôm sau.
Được biết, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên chỉ do một việc rất nhỏ là nhân viên Big C bực tức khi khách chọn lựa hàng nhưng lại không mua.
Người nhà chị Quỳnh bức xúc đến xô xát với nhân viên tại Big C Hạ Long tối qua - Ảnh: Dân Việt |
Theo xác minh của PV báo Dân Việt, nạn nhân bị nhân viên Big C Hạ Long hành hung là chị Quỳnh, trú tại TP Hạ Long đã được đưa vào viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh để khám vào sáng 29/5.
Kết quả cho thấy chị bị ảnh hưởng 1 mắt và bầm đỏ một bên mặt. Chồng chị Quỳnh khẳng định sẽ công khai mọi việc với cơ quan báo chí nếu như phía lãnh đạo Big C Hạ Long không giữ đúng lời hứa trong cam kết, giải quyết sự việc có tình lý với vợ anh.
Trước đó, một vụ việc tương tự từng diễn ra tại Big C Hải Dương vào ngày 25/7/2013, nhân viên bảo vệ của Big C đã đám đá chảy máu tai nữ khách hàng.
Cụ thể, tại khu vực kiểm soát khách mua hàng của Big C Hải Dương, bảo vệ Nguyễn Trọng Hiếu (18 tuổi, trú tại 85 đường Lê Hồng Phong, Phạm Ngũ Lão, tỉnh Hải Dương) cố tình ưu tiên cho người ra về sau được kiểm soát hóa đơn trước, dẫn đến nhiều người bất bình.
Chị Phạm Thị Hiền (32 tuổi, trú tại 64 đường Hồng Quang, Hải Dương) đứng chờ quá lâu nên nhắc nhở bảo vệ Hiếu, đáp lại chị Hiền, bảo vệ Hiếu sỗ sàng: “Tôi thích cho ai ra trước là quyền của tôi. Chị chẳng có quyền gì”.
Chị Hiền quá tức giận về lối hành xử của bảo vệ đã dùng một chiếc bàn gấp học sinh đập vào người Hiếu.
Không chịu “lép vế”, Hiếu bỏ cả công việc đang làm, quay ra túm tóc, đánh liên tiếp vào đầu và mặt chị Hiền rồi nhảy lên đạp vào ngực, đầu chị Hiền khiến chị này ngã sấp mặt xuống nền nhà, chảy máu tai, mũi.
Big C liên tiếp bán hàng kém chất lượng
Những lùm xùm của Big C không chỉ liên quan đến dịch vụ thanh toán hay bán hàng, chăm sóc khách hàng mà các sản phẩm được bày bán ở Big C đã từng được phản ánh là kém chất lượng, bán hàng nhái, bán gà thải, rau củ quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ...
Cụ thể, tờ Lao động ngày25/5/2013 đưa tin, chị Vũ Thị Hạnh ngụ tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm - TP Hà Nội cùng gia đình đi mua sắm tại siêu thị BigC the Garden (Mỹ Đình - Hà Nội).
Sau khi mua những thứ hàng cần thiết, khi đi ngang quầy hàng bán trái cây, chị Hạnh thấy siêu thị đang có chương trình khuyến mại sản phẩm táo đỏ nhập khẩu từ Mỹ với giá 39.900 đồng/kg. Thấy giá quá rẻ nên chị Hạnh đã mua 3 quả táo Mỹ, trọng lượng 0,584 kg với giá thanh toán là 23.302 đồng.
Big C dán cờ Trung Quốc lên nho xanh Việt Nam |
Mua được sản phẩm trái cây nhập ngoại với giá rẻ, về đến nhà chị Hạnh bổ 3 quả táo ra thì "tá hỏa" khi cả ba quả táo đều thối rữa bên trong. Đại diện siêu thị BigC the Gaden đã xin lỗi, đồng thời xin hoàn trả lại số tiền mà chị Hạnh đã mua số táo nói trên.
Ngoài bán sản phẩm quá hạn sử dụng, Big C còn bị khách hàng than phiền về việc bán hàng không ngày sản xuất. Theo đó, chiều 6/1/2014, chị Nguyễn Hương Giang (trú tại Hải An, Hải Phòng) có mua một con gà ở siêu thị Big C.
Sản phẩm có tên là Gà Lẩu, cơ sở sản xuất là Công ty cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ (địa chỉ Hồng Phong, An Dương, Hải Phòng), trên tem nhãn có ghi ngày sản xuất nhưng cụ thể ngày nào thì lại bị bỏ trống, trong khi đó hạn sử dụng được ghi 3 ngày.
Một sự việc nghiêm trọng khác từng diễn ra vào tháng 3/2013, tại Big C The Garden nho xanh Ninh Thuận dán cờ Trung Quốc. Bản chất của sự việc này là lừa đảo nhưng “giấu đầu hở đuôi”, nghĩa là trên sản phẩm vừa dán tem nhãn xuất xứ của Ninh Thuận vừa in hình cờ… Trung Quốc.
Cũng may nhờ hình cờ Trung Quốc trên sản phẩm mà người tiêu dùng phát hiện ra Big C… lừa đảo! Dù “cãi chày cãi cối” thì cuối cùng Big C cũng phải nhận trách nhiệm và bị xử phạt 35 triệu đồng.
Hà Anh
Thêm tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công
(BĐV) - Không áp sát để đâm húc được tàu cá Việt Nam, những thủy thủ trên tàu Trung Quốc ném liên tiếp vật cứng vào tàu cá khiến hư hỏng nhiều thiết bị
Sáng ngày 31/5/2014, trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, ông Bùi Hồng Văn, Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết tàu cá QNg 90045 do ngư dân Võ Bá Nha (ở xã Bình Châu) làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân đã trở về sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công.
Ông Văn thuật lại vụ việc: “Ngày 4/5/2014, tàu của ông Nha cùng các thủy thủ ra ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa để khai thác hải sản. Đến 21h ngày 16/5, ngư dân tàu ông Nha cùng tàu QNg 90205 (của thuyền trưởng Nguyễn Văn Quang) tiến hành lặn ở khu vực vùng biển đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Lúc này, một tàu vỏ sắt của Trung Quốc số hiệu 306 từ đảo Phú Lâm chạy đến với tốc độ cao. Biết rằng sẽ có sự gây hấn ở đây, ông Nha và Quang ra hiệu thủy thủ lên tàu và chia nhau chạy về hai hướng.
Tàu cá của ngư dân Võ Bá Nha trở về với những cửa kính vỡ toác do Trung Quốc tấn công - Ảnh: Tiền phong
Tàu 306 của Trung Quốc áp sát được tàu ông Quang, thủy thủ tàu này khống chế ngư dân Việt Nam, đánh đập trong thương 2 ngư dân. Sau khi tấn công tàu cá này, tàu 306 tiếp tục đuổi theo tàu QNg 90045 của ông Nha.
Đến 22h ngày 16/5, tàu của ông Nha bị tàu Trung Quốc đuổi kịp và tấn công bằng nhiều vật liệu cứng như bu-loong, chì cục…”
Trao đổi với báo Đất Việt, thuyền trưởng Võ Bá Nha kể lại: “Khi bị tàu Trung Quốc đuổi kịp, lường trước hành động của họ, tôi cho tàu chạy vòng, né tránh, không cho tàu kia áp sát hoặc đâm trực diện.
Tàu Trung Quốc 306 đuổi bắt tàu tôi nhiều giờ nhưng không thành, những người trên tàu bực tức và la ó, sau đó họ tấn công chúng tôi từ xa bằng những vật cứng như bù loong, cục chì, thậm chí cả cờ lê và các thiết bị sửa chữa… Tàu chúng tôi bị vỡ nát các cửa kính và hư hỏng một số thiết bị khác.”
“Tôi vừa cho tàu chạy vòng tránh, vừa dùng bạt nhựa để che chắn tránh mảnh kính văng vào người và bị thương bởi những vật cứng kia. Anh em thủy thủ cũng nấp vào cabin. Đến khoảng 0h ngày 17/5, khi cách xa đảo Cây khoảng 10 hải lý, tàu 306 của Trung Quốc mới hết truy đuổi.
Sau đó chũng tôi tiếp tục quay lại đảo Cây, ngư trường truyền thống để mò lặn hải sâm. Ngày 28/5, khi đánh bắt xong tôi cho tàu quay về đất liền. Các thủy thủ chỉ bị vài vết xước nhẹ do kính vỡ” – Thuyền trưởng Nha kể lại.
Khi được hỏi về việc ngư dân có sợ tàu Trung Quốc không, ông Nha cho biết: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm rồi, đây là biển của mình, ngư trường của mình, bao đời nay chúng tôi sinh sống ở đây, chúng tôi không sợ Trung Quốc.”
Trình bày quan điểm của mình về việc tàu cá của ngư dân bị Trung Quốc tấn công, ông Bùi Hồng Văn, Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết:
“Từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, riêng xã Bình Châu đã có 4 tàu cá bị tấn công, đập phá, đánh đập ngư dân, cướp tài sản. Mong các cấp chính quyền và nhà nước có biện pháp bảo vệ, để ngư dân yên tâm vươn khơi.”
Minh Tú
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/them-tau-ca-cua-viet-nam-bi-trung-quoc-tan-cong-3040238/
Sáng ngày 31/5/2014, trao đổi với phóng viên báo Đất Việt, ông Bùi Hồng Văn, Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết tàu cá QNg 90045 do ngư dân Võ Bá Nha (ở xã Bình Châu) làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân đã trở về sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công.
Ông Văn thuật lại vụ việc: “Ngày 4/5/2014, tàu của ông Nha cùng các thủy thủ ra ngư trường truyền thống ở Hoàng Sa để khai thác hải sản. Đến 21h ngày 16/5, ngư dân tàu ông Nha cùng tàu QNg 90205 (của thuyền trưởng Nguyễn Văn Quang) tiến hành lặn ở khu vực vùng biển đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Lúc này, một tàu vỏ sắt của Trung Quốc số hiệu 306 từ đảo Phú Lâm chạy đến với tốc độ cao. Biết rằng sẽ có sự gây hấn ở đây, ông Nha và Quang ra hiệu thủy thủ lên tàu và chia nhau chạy về hai hướng.
Tàu cá của ngư dân Võ Bá Nha trở về với những cửa kính vỡ toác do Trung Quốc tấn công - Ảnh: Tiền phong
Tàu 306 của Trung Quốc áp sát được tàu ông Quang, thủy thủ tàu này khống chế ngư dân Việt Nam, đánh đập trong thương 2 ngư dân. Sau khi tấn công tàu cá này, tàu 306 tiếp tục đuổi theo tàu QNg 90045 của ông Nha.
Đến 22h ngày 16/5, tàu của ông Nha bị tàu Trung Quốc đuổi kịp và tấn công bằng nhiều vật liệu cứng như bu-loong, chì cục…”
Trao đổi với báo Đất Việt, thuyền trưởng Võ Bá Nha kể lại: “Khi bị tàu Trung Quốc đuổi kịp, lường trước hành động của họ, tôi cho tàu chạy vòng, né tránh, không cho tàu kia áp sát hoặc đâm trực diện.
Tàu Trung Quốc 306 đuổi bắt tàu tôi nhiều giờ nhưng không thành, những người trên tàu bực tức và la ó, sau đó họ tấn công chúng tôi từ xa bằng những vật cứng như bù loong, cục chì, thậm chí cả cờ lê và các thiết bị sửa chữa… Tàu chúng tôi bị vỡ nát các cửa kính và hư hỏng một số thiết bị khác.”
“Tôi vừa cho tàu chạy vòng tránh, vừa dùng bạt nhựa để che chắn tránh mảnh kính văng vào người và bị thương bởi những vật cứng kia. Anh em thủy thủ cũng nấp vào cabin. Đến khoảng 0h ngày 17/5, khi cách xa đảo Cây khoảng 10 hải lý, tàu 306 của Trung Quốc mới hết truy đuổi.
Sau đó chũng tôi tiếp tục quay lại đảo Cây, ngư trường truyền thống để mò lặn hải sâm. Ngày 28/5, khi đánh bắt xong tôi cho tàu quay về đất liền. Các thủy thủ chỉ bị vài vết xước nhẹ do kính vỡ” – Thuyền trưởng Nha kể lại.
Khi được hỏi về việc ngư dân có sợ tàu Trung Quốc không, ông Nha cho biết: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm rồi, đây là biển của mình, ngư trường của mình, bao đời nay chúng tôi sinh sống ở đây, chúng tôi không sợ Trung Quốc.”
Trình bày quan điểm của mình về việc tàu cá của ngư dân bị Trung Quốc tấn công, ông Bùi Hồng Văn, Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết:
“Từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, riêng xã Bình Châu đã có 4 tàu cá bị tấn công, đập phá, đánh đập ngư dân, cướp tài sản. Mong các cấp chính quyền và nhà nước có biện pháp bảo vệ, để ngư dân yên tâm vươn khơi.”
Minh Tú
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/them-tau-ca-cua-viet-nam-bi-trung-quoc-tan-cong-3040238/
Dân biểu Mỹ ép VN về quyền của công nhân
BBC-11:41 GMT - thứ bảy, 31 tháng 5, 2014
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đã từng tới Việt Nam.
153 Dân biểu đảng Dân chủ hối thúc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ gây sức ép đàm phán quyền người lao động tại bốn nước tham gia TPP trong đó có Việt Nam.
BấmLá thư gửi ông Froman hôm 29/05 đề nghị các cuộc đàm phán TPP đang diễn ra bao gồm một khuôn khổ tăng cường bảo vệ quyền cho người lao động đặc biệt tại các nước như Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Mexico, là những nơi được mô tả là có "bề dầy về vi phạm quyền của người lao động”.
"Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn thị trường Mỹ bị tràn ngập với hàng nhập khẩu được sản xuất bởi công nhân bị tước đoạt nhân phẩm và các quyền cá nhân.
“Chính quyền [Hoa Kỳ] phải tránh chấp nhận các điều kiện và tiêu chuẩn lao động không đầy đủ", các dân biểu Hoa Kỳ viết trong thư.
Các báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy thực trạng lạm dụng đáng kể các quyền của người lao động tại các nước trong đó có Việt Nam.
Một số vi phạm được nhắc tới gồm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, người lao động có mang thai và phân biệt đối xử vì giới tính.
Ngoài ra các điều kiện làm việc khắc nghiệt có ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn, làm việc quá nhiều giờ và tiền lương đầy đủ là các điểm được nêu.
Bức thư gửi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman lấy Việt Nam như một ví dụ chính.
Công đoàn độc lập
Ông Trương Đình Tuyển được nêu tên trong bức thư của các Dân biểu Mỹ.
Các dân biểu đảng Dân chủ Hoa Kỳ dẫn chiếu tới tin từ truyền thông Việt Nam trích lời ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam và cố vấn cao cấp cho chính phủ Việt Nam trong các các cuộc đàm phán quốc tế, nói rằng ‘Việt Nam sẽ không chấp nhận một yêu cầu trong TPP nói rằng người lao động phải được phép thành lập các công đoàn lao động độc lập, mà thay vào đó sẽ chấp nhận một thỏa hiệp theo đó giao một số quyền cho công đoàn cấp địa phương.
"Trong khi chúng tôi vui mừng nhận thấy quan chức Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng tiếp tục vi phạm trắng trợn tiêu chuẩn lao động cơ bản - mà Bộ Lao động và Nhà nước Hoa Kỳ ghi chép được - là không thể chấp nhận được, chúng tôi lo ngại rằng ông Tuyên dường như tin rằng các biện pháp nửa vời đã là đủ rồi.
"Điều đó là không ổn. Tất cả các quốc gia thành viên TPP, bao gồm Việt Nam, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động TPP, bao gồm cả nghĩa vụ liên quan đến tự do lập hội và thương lượng tập thể .
"Ở các nước như Việt Nam nơi công nhân đã phải đối mặt với lạm dụng quá mức thì phải có kế hoạch bắt buộc và được thực thi nhằm đưa luật lao động của những nước này tuân thủ các chuẩn mực lao động TPP.Việt Nam phải làm rất nhiều việc để đạt được một mức độ tối thiểu có thể chấp nhận được về sự tôn trọng quyền của người lao động khi trở thành một đối tác mậu dịch của Hoa Kỳ"-Thư của 153 Dân biểu Đảng Dân chủ
“Rõ ràng là Việt Nam phải làm rất nhiều việc để đạt được một mức độ tối thiểu có thể chấp nhận được về sự tôn trọng quyền của người lao động khi trở thành một đối tác mậu dịch của Hoa Kỳ’ bức thư nêu rõ’’.
Điểm đáng chú ý là các dân biểu Hoa Kỳ nói tới việc pháp luật Việt Nam yêu cầu tất cả các công đoàn trong cả nước phải liên kết với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mà chính cơ quan này mô tả họ là “một thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".
Do đó, bức thư nói điều này đã vi phạm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập công đoàn lao động độc lập với lựa chọn của riêng mình.
Bộ Lao động Hoa kỳ trong khi đó liệt kê Việt Nam là một trong những chỉ bốn quốc gia nơi họ "có lý do để tin rằng sản phẩm may mặc có thể đã được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức hoặc sử dụng lao động là trẻ em."
Ngoài Việt Nam bị nêu như trường hợp điển hình, ba quốc gia khác tham gia đàm phán TPP bị nêu tên là Malaysia, Brunei và Mexico.
'Quan hệ VN và nước bạn TQ vẫn tốt đẹp'!!!
BBC-09:50 GMT - thứ bảy, 31 tháng 5, 2014
Bộ trưởng Quốc phòng VN đề nghị Trung Quốc 'rút giàn khoan' và 'đàm phán'.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'.
Phát biểu trên được ông Phùng Quang Thanh đưa ra trong phiên họp toàn thể vào trưa ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Trong bài phát biểu được truyền thông trong nước đăng toàn văn, ông Thanh nói:
"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng".
Ông Thanh gọi việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền là hành động "gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế."
Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng"- Ông Phùng Quang Thanh"
"Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước."
Ông Thanh khẳng định phía Việt Nam "nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế".
"Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương," ông nói.
"Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm hoặc gây hoài nghi cho dư luận."
'Quân đội phải kiềm chế'
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng quân đội Việt Nam, Trung Quốc cần "kiềm chế", "tăng cường hợp tác" và "kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động" để tránh có "hành động ngoài tầm kiểm soát".
Về xung đột hiện nay xung quanh giàn khoan của Trung Quốc, ông Thanh khẳng định phía Việt Nam không sử dụng máy bay hay tàu quân sự mà chỉ "dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền."
Ông cũng nói tàu Việt Nam "không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc".
"Vấn đề là lãnh đạo cấp cao của các nước nên cần hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước."
"Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định."
"Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột."
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra lời cáo buộc Trung Quốc "gây bất ổn" trên Biển Đông và gọi đây là hành động 'đe dọa quá trình phát triển' của khu vực về dài hạn."Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột"-Ông Phùng Quang Thanh
Ông Chuck Hagel cũng nói Hoa Kỳ sẽ "không làm ngơ" khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế. Ông Hagel đưa ra phát biểu trên tại cuộc hội nghị an ninh kéo dài trong ba ngày với sự tham gia của Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á.
Tối hôm thứ Sáu, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La với tư cách một diễn giả chính, Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không," ông Abe nói. Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”, ông Abe nói tại diễn đàn an ninh cấp khu vực ở Singapore.
'Nói chung chung'
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 30/5, giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, đã cho rằng bài phát biểu của tướng Thanh ngày 31/5 "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tình hình hiện nay trên Biển Đông".
"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể"-GS Carl Thayer
"Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore".
"Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác.
"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể"
"Tướng Thanh có thể than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao,
"Và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp hiện nay, ví dụ như kêu gọi sớm đi đến một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông".
"Tuy nhiên, tôi không cho rằng ông ta sẽ đi xa hơn thế", ông nói với BBC từ Singapore.
'Vai trò hòa giải?'
Cũng hôm 30/5, một nhà quan sát từ châu Âu nói với BBC sự kiện Đối thoại Shangri-La 13 có thể là một dịp 'hữu ích' và 'kịp thời' để các bên trong vụ xung đột giàn khoan ở Biển Đông hiện nay và những ai quan tâm cùng xem xét lại vấn đề và có thể tìm kiếm giải pháp.
Giáo sư David Camroux từ Đại học Khoa học Chính trị Sciences-Po Paris, Pháp nói: "Tôi nghĩ đây là thời điểm hữu ích để nhìn nhận và cân nhắc một sự kiện hệ trọng liên quan tới một cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra, do đó Đối thoại Shangri-La đã diễn ra vào một thời điểm rất đúng lúc để tất cả các bên cùng ngồi xuống bình tĩnh,"Và nói rằng hãy xem xét và chúng ta sẽ không để cho tình hình lọt ra khỏi tầm tay của chúng ta, hay là chúng ta sẽ đưa ra các biện pháp có ý nghĩa để giải quyết vấn đề.
"Tôi không cho rằng Đối thoại sẽ đưa ra một giải pháp thật lớn lao cho một cuộc xung đột như vậy, thế nhưng như người ta vẫn nói 'hòa bình vẫn tốt hơn là chiến tranh' và do đó điều tốt hơn vẫn là đối thoại, đàm phán, để hiểu lập trường của nhau rõ ràng hơn, hơn là để cho một cuộc xung đột xảy ra rồi lên cao."
Trong khi đó, một học giả từ Đại học Hamburg của CHLB Đức hôm thứ Sáu nói với BBC cho rằng nếu Việt Nam và Trung Quốc cần đến một nhà 'trung gian, hòa giải', thì vai trò đó sẽ phù hợp với Asean."Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean"-GS. Jorg Thomas Engelbert
Giáo sư Jorg Thomas Engelbert nói: "Tôi nghĩ Asean là một mẫu mực, không va chạm vào quyền lợi của nhau, không xâm lược nhau, không đánh chửi nhau, đấy là những điều nguyên tắc cơ bản của khối Asean.
"Và từ lâu Asean cũng cố gắng áp dụng những điều lệ này với quan hệ với các cường quốc bên ngoài, nhất là với Trung Quốc", nhà nghiên cứu nêu quan điểm.
Nguyễn Tấn Dũng: ‘Đã sẵn sàng kiện Trung Quốc ra tòa’
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam đang thâu thập chứng cứ, dữ liệu để kiện Trung Quốc ra tòa về các tranh chấp biển đảo, và “đang chọn thời điểm thích hợp nhất để đệ nộp đơn kiện,” hãng thông tấn Bloomberg trích lời thủ tướng CSVN, Nguyễn Tấn Dũng, hôm 30 Tháng Năm.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới, Manila, Philippines, 22 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Bullit Marquez)
Ðồng thời, theo tin của Vietnam+, phái đoàn Ðại Diện Thường Trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon, đề nghị lưu hành công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
“Chúng tôi đã chuẩn bị và đã sẵn sàng cho biện pháp pháp lý.” Ông Dũng nói trong buổi phỏng vấn tại dinh thủ tướng ở Hà Nội. “Chúng tôi đang cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để tiến hành khởi kiện.”
Bản tin của Bloomberg viết rằng, ông Dũng đang đối diện với áp lực của dư luận, đòi phải có phản ứng mạnh với hành động của Trung Quốc tại biển Ðông.
Hiện Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc liên quan đến các tranh chấp biển đảo. Nếu Việt Nam quyết định khởi kiện, áp lực đặt lên Trung Quốc trở nên mạnh hơn nữa.
“Sẽ chẳng có ai là người chiến thắng” nếu các mâu thuẫn bùng nổ tại Biển Ðông. Ông Dũng nói với Bloomberg. “Tất cả đều thua,” và “nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.”
Bloomberg nhận định, ông Nguyễn Tấn Dũng đang đối mặt với một chọn lựa khó khăn, giữa thiệt hại kinh tế và giữa hành động mang Trung Quốc ra tòa. Trung Quốc hiện là đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam. Trao đổi mậu dịch với Trung Quốc tăng đến hơn $50 tỷ trong năm ngoái, chiếm khoảng 15% tổng mậu dịch của Việt Nam. Con số này sẽ không dừng lại trong năm 2015, vào khoảng $60 tỷ, theo một văn bản chính phủ Việt Nam đưa ra hồi giữa Tháng Tư.
Ông Dũng nói với Bloomberg, thiệt hại kinh tế do vụ dàn khoan HD981 đã có ảnh hưởng đến Việt Nam: “Một vài khu vực kinh tế đã chịu ảnh hưởng... Tuy nhiên, chúng tôi đang có một vài giải pháp phản ứng phù hợp.”
Sau những kinh nghiệm cay đắng với người láng giềng Trung Quốc, Việt Nam có lẽ đang cố xích lại gần hơn, và chặt chẽ hơn, với cựu thù Hoa Kỳ.
Trong cuộc hội kiến với Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin tại Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi “một tiếng nói mạnh hơn nữa” từ Washington.
Ông Dũng nói với Bloomberg: “Chúng tôi trông chờ Hoa Kỳ có thêm những đóng góp hiệu quả hơn nữa, chắc chắn hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.”
“Hoa Kỳ là cường quốc toàn cầu và cũng là một cường quốc của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.” Vẫn lời ông Nguyễn Tấn Dũng.
Liên quan đến công hàm phản đối Trung Quốc, báo chí trong nước đưa tin, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, “phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.”
Trong công hàm này, vẫn theo Vietnam+, “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.”
Phía Việt Nam khẳng định “sau khi Trung Quốc rút giàn khoan, hai bên sẽ trao đổi ngay các biện pháp kiểm soát ổn định tình hình và các vấn đề trên biển giữa hai nước.” (Ð.B.)
05-31- 2014 5:46:32 PM
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn Ðàn Kinh Tế Thế Giới, Manila, Philippines, 22 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Bullit Marquez)
Ðồng thời, theo tin của Vietnam+, phái đoàn Ðại Diện Thường Trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon, đề nghị lưu hành công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.
“Chúng tôi đã chuẩn bị và đã sẵn sàng cho biện pháp pháp lý.” Ông Dũng nói trong buổi phỏng vấn tại dinh thủ tướng ở Hà Nội. “Chúng tôi đang cân nhắc thời điểm thích hợp nhất để tiến hành khởi kiện.”
Bản tin của Bloomberg viết rằng, ông Dũng đang đối diện với áp lực của dư luận, đòi phải có phản ứng mạnh với hành động của Trung Quốc tại biển Ðông.
Hiện Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc liên quan đến các tranh chấp biển đảo. Nếu Việt Nam quyết định khởi kiện, áp lực đặt lên Trung Quốc trở nên mạnh hơn nữa.
“Sẽ chẳng có ai là người chiến thắng” nếu các mâu thuẫn bùng nổ tại Biển Ðông. Ông Dũng nói với Bloomberg. “Tất cả đều thua,” và “nền kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.”
Bloomberg nhận định, ông Nguyễn Tấn Dũng đang đối mặt với một chọn lựa khó khăn, giữa thiệt hại kinh tế và giữa hành động mang Trung Quốc ra tòa. Trung Quốc hiện là đối tác mậu dịch lớn nhất của Việt Nam. Trao đổi mậu dịch với Trung Quốc tăng đến hơn $50 tỷ trong năm ngoái, chiếm khoảng 15% tổng mậu dịch của Việt Nam. Con số này sẽ không dừng lại trong năm 2015, vào khoảng $60 tỷ, theo một văn bản chính phủ Việt Nam đưa ra hồi giữa Tháng Tư.
Ông Dũng nói với Bloomberg, thiệt hại kinh tế do vụ dàn khoan HD981 đã có ảnh hưởng đến Việt Nam: “Một vài khu vực kinh tế đã chịu ảnh hưởng... Tuy nhiên, chúng tôi đang có một vài giải pháp phản ứng phù hợp.”
Sau những kinh nghiệm cay đắng với người láng giềng Trung Quốc, Việt Nam có lẽ đang cố xích lại gần hơn, và chặt chẽ hơn, với cựu thù Hoa Kỳ.
Trong cuộc hội kiến với Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin tại Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi “một tiếng nói mạnh hơn nữa” từ Washington.
Ông Dũng nói với Bloomberg: “Chúng tôi trông chờ Hoa Kỳ có thêm những đóng góp hiệu quả hơn nữa, chắc chắn hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.”
“Hoa Kỳ là cường quốc toàn cầu và cũng là một cường quốc của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.” Vẫn lời ông Nguyễn Tấn Dũng.
Liên quan đến công hàm phản đối Trung Quốc, báo chí trong nước đưa tin, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm đến Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, “phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.”
Trong công hàm này, vẫn theo Vietnam+, “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.”
Phía Việt Nam khẳng định “sau khi Trung Quốc rút giàn khoan, hai bên sẽ trao đổi ngay các biện pháp kiểm soát ổn định tình hình và các vấn đề trên biển giữa hai nước.” (Ð.B.)
05-31- 2014 5:46:32 PM
250 công nhân hãng điện tử Nam Hàn mất việc đột ngột
NGHỆ AN (NV) - Ít nhất 250 công nhân nhà máy điện tử của chủ Nam Hàn - BSE Việt Nam, đột ngột được lệnh “ở nhà” kể từ đầu tháng 5, 2014 đến nay mà không biết lý do. Nhà máy này thuộc một công ty Nam Hàn đóng trụ sở tại khu C, khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, thuộc khu Kinh tế Ðông Nam Nghệ An.
Công nhân tụ tập phản đối lệnh buộc nghỉ việc. (Hình: Giaoduc.net.vn)
Một số công nhân BSE nói rằng, trong khi các nhà máy Vũng Áng, Hà Tĩnh hoạt động trở lại sau vụ xô xát hỗn loạn để đón công nhân trở vào làm việc, thì họ lại bị cho nghỉ việc đột ngột. Tất cả công nhân nhận được chỉ thị không đến xưởng làm việc bằng điện thoại và bằng lệnh “miệng.”
Tin của báo Giáo Dục Việt Nam cho biết, phần lớn trong số 250 công nhân kể trên đang trong thời kỳ thử việc. Số còn lại đã được ký hợp đồng chính thức và đã làm việc tại nhà mày khá lâu.
Báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời bà Hoàng Thị Huệ, công nhân thử việc tại đây cho biết: “Bỗng nhiên, tôi nhận được điện thoại của một cán bộ lãnh đạo công ty nói tôi không cần đến công ty làm việc. Họ nói sẽ chuyển số tiền lương làm việc tháng rồi vào trương mục ngân hàng của tôi.” Bà Hoàng Thị Huệ băn khoăn vì từ trước đến nay không hề vi phạm nội quy cũng như điều lệ sinh hoạt của công ty.
Một người khác là bà Cao Thị Lê Na, cư dân tỉnh Nghệ An cũng nói rằng, bà không hề mắc sai phạm trong công việc, và đã được ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 10, 2013. Thế nhưng hôm 23 tháng 5 vừa qua, một cán bộ công ty đột ngột gặp bà nói rằng bà không cần đi làm nữa, mà không thông báo lý do. Ðã vậy, ngoài lệnh yêu cầu ngưng làm việc, bà không hề nhận được hứa hẹn nào cho thấy công ty sẽ chi trả trợ cấp để giúp bà vượt qua khó khăn trong thời gian thất nghiệp.
Công nhân trình bày hoàn cảnh khó khăn. (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, rất nhiều công nhân BSE đang lâm cảnh nợ nần, túng quẫn vì đã vay mượn tiền để mua sắm hành trang từ quê đến công ty làm việc. Họ còn nợ tiền thuê phòng trọ, chỉ mong chờ đến cuối tháng lãnh lương để giao cho chủ nhà. Thế nhưng, các khoản tiền đã lãnh cho tới nay không thấy đâu.
Sáng ngày 29 tháng 5, 2014, báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời bà Phạm Thị Huy, nhân viên Phòng Quản Lý Nhân Sự của Công ty BSE Việt Nam cho rằng, công nhân có nhận được thông báo rõ ràng. Bà này phủ nhận lời tố cáo của công nhân nói họ bị cho nghỉ việc vô cớ. Bà Huy xác nhận con số 250 công nhân bị buộc nghỉ việc, gồm thợ thử việc và cả công nhân chính thức.
Bà Huy cũng khẳng định rằng, vì lao động ở nhà máy dư thừa nên buộc pải cho công nhân thử việc nghỉ làm. Bà cũng nói rằng, công nhân được trả lương đầy đủ ngày công làm việc tại công ty. Cũng theo bà Huy, một số công nhân bị buộc nghỉ việc vi phạm nội quy làm việc; có người phạm tội trộm cắp, hoặc không bảo đảm tính chất công việc.
Vẫn theo báo Giáo Dục Việt Nam, công ty điện tử BSE vốn Nam Hàn có đến 5,000 công nhân làm việc tại các nhà máy trực thuộc ở Việt Nam. (P.L.)
05-31-2014 3:31:15 PM
Công nhân tụ tập phản đối lệnh buộc nghỉ việc. (Hình: Giaoduc.net.vn)
Một số công nhân BSE nói rằng, trong khi các nhà máy Vũng Áng, Hà Tĩnh hoạt động trở lại sau vụ xô xát hỗn loạn để đón công nhân trở vào làm việc, thì họ lại bị cho nghỉ việc đột ngột. Tất cả công nhân nhận được chỉ thị không đến xưởng làm việc bằng điện thoại và bằng lệnh “miệng.”
Tin của báo Giáo Dục Việt Nam cho biết, phần lớn trong số 250 công nhân kể trên đang trong thời kỳ thử việc. Số còn lại đã được ký hợp đồng chính thức và đã làm việc tại nhà mày khá lâu.
Báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời bà Hoàng Thị Huệ, công nhân thử việc tại đây cho biết: “Bỗng nhiên, tôi nhận được điện thoại của một cán bộ lãnh đạo công ty nói tôi không cần đến công ty làm việc. Họ nói sẽ chuyển số tiền lương làm việc tháng rồi vào trương mục ngân hàng của tôi.” Bà Hoàng Thị Huệ băn khoăn vì từ trước đến nay không hề vi phạm nội quy cũng như điều lệ sinh hoạt của công ty.
Một người khác là bà Cao Thị Lê Na, cư dân tỉnh Nghệ An cũng nói rằng, bà không hề mắc sai phạm trong công việc, và đã được ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 10, 2013. Thế nhưng hôm 23 tháng 5 vừa qua, một cán bộ công ty đột ngột gặp bà nói rằng bà không cần đi làm nữa, mà không thông báo lý do. Ðã vậy, ngoài lệnh yêu cầu ngưng làm việc, bà không hề nhận được hứa hẹn nào cho thấy công ty sẽ chi trả trợ cấp để giúp bà vượt qua khó khăn trong thời gian thất nghiệp.
Công nhân trình bày hoàn cảnh khó khăn. (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, rất nhiều công nhân BSE đang lâm cảnh nợ nần, túng quẫn vì đã vay mượn tiền để mua sắm hành trang từ quê đến công ty làm việc. Họ còn nợ tiền thuê phòng trọ, chỉ mong chờ đến cuối tháng lãnh lương để giao cho chủ nhà. Thế nhưng, các khoản tiền đã lãnh cho tới nay không thấy đâu.
Sáng ngày 29 tháng 5, 2014, báo Giáo Dục Việt Nam dẫn lời bà Phạm Thị Huy, nhân viên Phòng Quản Lý Nhân Sự của Công ty BSE Việt Nam cho rằng, công nhân có nhận được thông báo rõ ràng. Bà này phủ nhận lời tố cáo của công nhân nói họ bị cho nghỉ việc vô cớ. Bà Huy xác nhận con số 250 công nhân bị buộc nghỉ việc, gồm thợ thử việc và cả công nhân chính thức.
Bà Huy cũng khẳng định rằng, vì lao động ở nhà máy dư thừa nên buộc pải cho công nhân thử việc nghỉ làm. Bà cũng nói rằng, công nhân được trả lương đầy đủ ngày công làm việc tại công ty. Cũng theo bà Huy, một số công nhân bị buộc nghỉ việc vi phạm nội quy làm việc; có người phạm tội trộm cắp, hoặc không bảo đảm tính chất công việc.
Vẫn theo báo Giáo Dục Việt Nam, công ty điện tử BSE vốn Nam Hàn có đến 5,000 công nhân làm việc tại các nhà máy trực thuộc ở Việt Nam. (P.L.)
05-31-2014 3:31:15 PM
VIDEO:Xôn xao clip CSGT say rượu, chửi bậy, cầm súng dọa dân
(BĐV) - Chưa rõ thanh niên này vi phạm lỗi gì, nhưng một đồng chí cảnh sát giao thông liên tục thở ra những lời lẽ vô văn hóa..
Clip dài gần 3 phút ghi lại cảnh CSGT đang bắt người thanh niên vi phạm lỗi.
Chưa biết thanh niên bị lỗi gì nhưng theo clip, người thanh niên năn nỉ: "Cháu vừa mới lên,...mẹ cháu gọi,...cho cháu về gặp mẹ", nhưng đồng chí CSGT không cho, liên tục thốt ra những lời lẽ khó nghe. Kèm theo những lời lẽ vô văn hóa là hành động cầm súng chỉ vào mặt đe dọa bắn người vi phạm.
Trong clip, CSGT còn thừa nhận là... đang phê rượu.
Nhiều ý kiến cho rằng: "Con sâu làm sầu nồi canh"; thậm chí nhiều ý kiến gay gắt hơn: "CSGT này không đủ tư cách, đạo đức để làm CSGT", "riêng hành động tháo mũ và nói năng thiếu văn hóa đã không thể chấp nhận được rồi, đằng này giữa đêm khuya đem súng (đạn cay) ra dọa là hành động hiếu chiến, không có đạo đức trong nghề, cần phải đình chỉ dài dài để tránh tình trạng lộng quyền",...
Hiện vẫn chưa xác định được danh tính người vi phạm và đồng chí CSGT, tuy nhiên theo cư dân mạng, thì sự việc diễn ra ở Thái Bình.
Xem clip
Minh Tâm
Subscribe to:
Posts (Atom)