BBC-Có thể xác nhận nhiều động thái đầu tư, di cư lao động phổ thông, buôn bán thương lái của Trung Quốc vào nội địa Việt Nam gây ra những tác động có tính 'phá hoại', 'đe dọa an ninh trật tự, môi trường' của Việt Nam một cách có hệ thống, theo nhà quan sát từ Việt Nam.
Đã đủ thông tin để xác nhận nhiều cuộc đầu tư của doanh nghiệp của Trung Quốc được thực hiện mà không đem lại hiệu quả giá trị gia tăng công nghệ cho các ngành, cấp, địa phương hoặc các khu vực, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, mà ngược lại gây tác hại cho thị trường lao động của Việt Nam, người lao động Việt Nam, theo bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trao đổi với BBC hôm 06/4/2014, bà Lan nói nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đã vi phạm luật lao động, đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam, hoạt động bất chấp luật pháp, thậm chí không có phép tắc,
Lao động phổ thông của Trung Quốc di cư tràn lan vào Việt Nam gây ra tình trạng 'cướp công ăn, việc làm' của người dân địa phương, trong khi thương lái của Trung Quốc có hàng loạt các động thái gom, mua hàng rất 'mờ ám và bất thường', từ việc mua ốc bươu vàng, mua đỉa, mua lá khoai lang non, mua mầm thảo quả, nấm độc, cá sấu, heo mỡ, tôm nguyên liệu v.v...
Những hành động này diễn ra trong nhiều năm và theo nhà quan sát có yếu tố phá hoại kinh tế với Việt Nam, gây lo lắng cho việc làm ăn của người dân Việt Nam với Trung Quốc, là quốc gia có đường biên giới cả trên đất liền và biển với Việt Nam.
Ngày càng xuất hiện nhiều 'khu phố' Trung Quốc ở các địa phương ở Việt Nam.
'Yêu cầu Trung Quốc nghiêm chỉnh'
Việc để các hiện tượng trên xảy ra, theo bà Lan, có phần tác trách của các chính quyền địa phương, đồng thời chính phủ và chính quyền Trung ương của Việt Nam cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và có các biện pháp yêu cầu Trung Quốc làm ăn nghiêm túc trở lại trên cơ sở bình đẳng với Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam cần có các điều tra, thống kê cụ thể để nắm bắt được rõ ràng cácmô, số lượng, cho tới hàm lượng công nghệ, chất lượng lao động của họ và qua đó có những động thái cụ thể để kiểm soát, bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại và an ninh của Việt Nam.
Mặt khác, Việt Nam cần có các điều tra, thống kê cụ thể để nắm bắt được rõ ràng các khuynh hướng, động thái, động cơ đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam, từ hình thức, tính chất, quy mô, số lượng, cho tới hàm lượng công nghệ, chất lượng lao động của họ và qua đó có những động thái cụ thể để kiểm soát, bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại và an ninh của Việt Nam.
Đồng thời, vẫn theo chuyên gia kinh tế này, Trung Quốc với tư cách cường quốc đang lên và láng giềng, cũng phải rút kinh nghiệm quản lý tốt hơn giới đầu tư, lao động và thương lái của mình, tránh để tạo ra những tâm lý phản cảm, lo lắng, quan ngại được cho là có cơ sở của người Việt Nam, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn trong các quan hệ có liên quan tới quốc phòng, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, từ biển đảo cho tới các dự án trong đất liền, để cả hai phía đều có thể thụ hưởng được lợi thế hợp tác kinh tế song phương một cách lành mạnh và bền vững.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC hôm Chủ Nhật, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Phan Văn Khải điểm lại bốn nhóm nguy cơ chính và đồng thời là các quan ngại mà việc làm ăn, đầu tư, thương lái, di cư lao động không 'tường minh' và 'bất thường' của Trung Quốc đang gây ra đối với người dân và cộng đồng lao động, kinh doanh của Việt Nam trong cả nước.
No comments:
Post a Comment