Các vua Hùng đều sống từ vài trăm đến hơn 600 năm, trị vì hàng thế kỷ.
Trang
facebook vừa đưa loạt ảnh chụp ở một khu tưởng niệm các vua Hùng ở Gia
Lai, đó là tấm biển dưới chân tượng của mỗi vua Hùng. Thông tin trên
biển ghi vương hiệu, húy, thời gian trị vì, tuổi thọ và số vợ con, cháu
chắt của mỗi ông vua.
Chẳng hạn, Hùng Định Vương
húy là Quốc Lang, sống 602 tuổi, trị vì 80 năm, lấy 46 vợ, sinh 39 con
trai và 9 con gái; vua Hùng Vũ Vương húy là Đức Hiền Lang, sống 456
tuổi, trị vì 96 năm, có 25 vợ và 56 con; Hùng Nghị Vương húy là Bảo
Quang Lang, thọ kém hơn các vua vừa rồi một chút, "chỉ" 217 tuổi, nhưng
thời gian trị vì lại gần gấp đôi, những 160 năm, lấy 30 vợ và sinh 37
con...
Vua Hùng Định Vương thọ hơn 600 tuổi. Ảnh Facebook Hội Nỏ Thần |
Thông
tin trên các tấm biển khiến người xem giật mình, nhất là khi nó không
hề được chú thích là trích dẫn từ nguồn tư liệu nào.
Cách
ghi "đường đường chính chính" như vậy vẫn luôn được áp dụng với những
nhân vật có thật, với những thông tin về nhân thân đã được xác định
chính xác hoặc được công khai thừa nhận. Và như vậy, công chúng đọc
những tấm biển trên sẽ hiểu rằng, người tạo nên chúng khẳng định các vua
Hùng quả thật sống thọ chẳng kém ông Bành Tổ là bao.
Trong
khi đó, ở thời đại các vua Hùng, do điều kiện sống còn khó khăn nên
tuổi thọ trung bình của người dân còn rất thấp. Theo tài liệu nghiên cứu
của các nhà khoa học trên thế giới, con người thời cổ đại có tuổi thọ
trung bình là 20 – 30. Tuổi thọ của người Việt cổ của chúng ta chắc cũng
xấp xỉ như thế, nghĩa là chỉ bằng một phần mười mấy tuổi thọ của các
vua Hùng trong loạt ảnh trên.
Thực ra, lỗi của các
tấm biển này là không chú thích rõ, đây chỉ là thông tin từ huyền sử.
Trong các cuốn Ngọc phả về triều đại Hùng vương, thông tin về các vua
Hùng đều được ghi rất chi tiết, trong đó tuổi thọ và số năm trị vì đều
rất cao. Thông tin trong các Ngọc phả này được thu thập từ dân gian, từ
các câu chuyện truyền miệng đời này qua đời khác ở các làng Việt. Sự phi
logic, phi thực tế được chấp nhận trong những "tác phẩm" như vậy.
Nhà
sử học Trần Trọng Kim cũng từng chỉ ra sự phi logic này trong cuốn
“Việt Nam sử lược”: “…Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non
150 năm. Dẫu là người đời thượng cổ nữa thì cũng khó lòng mà có nhiều
người sống lâu được như vậy”.
Theo quan điểm của
giới sử học, triều đại Hùng Vương tồn tại đến 2.622 năm (căn cứ vào Đại
Việt sử ký toàn thư và Ngọc phả Hùng Vương. Nếu lấy 2.622 năm mà chia
bình quân cho 18 đời vua thì trung bình mỗi đời vua là 145 năm. Cũng vì
thời gian trị vì này là vô lý nên giới sử học đặt ra giả thiết: triều
đại Hùng Vương không phải có 18 ông vua nối nhau trị vì, mà có 18 đời
Cuốn
Đại Việt sử lược (viết thời nhà Trần) ghi: “Đời vua Trang Vương nhà Chu
(696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người dị kỳ biết dùng ảo thuật áp phục
được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, truyền được
18 đời, đều gọi là Hùng Vương”. Nếu lấy niên đại cụ thể này, trừ đi năm
Thục Phán được nhường ngôi (258 Tr.CN), thì khung thời gian của 18 đời
vua Hùng là trên 400 năm, bình quân mỗi đời vua kéo dài 24 năm, con số
này cũng là chấp nhận được.
Như vậy, nếu theo những quan điểm tính tuổi như trên thì việc vua Hùng thọ hơn 600 năm tuổi là gần như không có.
Nguồn: Tin Mới/Nguoiduatin.vn
No comments:
Post a Comment