Tại những hội chợ mua sắm cuối năm lấy danh là
bán hàng Việt do các quận tổ chức trên địa bàn TP.HCM, hàng Trung Quốc
giá rẻ được bán khá phổ biến. Trong số đó không ít sản phẩm đã thay mác
thành hàng Việt để dễ tiêu thụ. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều
hội chợ hàng hóa diễn ra tại các địa phương trong cả nước.
Nhiều mặt hàng Trung Quốc được bán nhan nhản tại các hội chợ tại TP.HCM.
Bạt ngàn hàng Trung Quốc
Theo báo Thanh Niên, tại Hội chợ “Tuần lễ mua sắm và hướng nghiệp” ở
Q.Bình Thạnh, hàng Trung Quốc chiếm lĩnh hầu hết các gian hàng. Những
mặt hàng như dây buộc tóc, sơn móng tay, gương, lược… được treo giá
10.0000 đồng/3 món. Những loại quần áo giày dép, túi xách… còn nguyên
mác Trung Quốc cũng được bán với giá khá rẻ. Thậm chí nhiều nơi còn bán
những mặt hàng này dưới danh nghĩa hàng Việt Nam.
Theo nhiều người bán cho biết, do người dân không còn chuộng hàng
Trung Quốc nên các sạp hàng đều phải tìm cách biến đồ Tàu thành hàng
Việt để bán cho dễ như bỏ mác Trung Quốc gắn mác Việt Nam, bán trong các
hội chợ hàng Việt… Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại tuần lễ mua sắm
vừa được tổ chức tại công viên 23/9, Q.1 vừa qua.
Thậm chí tại hội chợ “Kết nối cùng hàng Việt và hỗ trợ việc làm vì sự
phát triển thanh niên” được tổ chức tại công viên Gia Định từ ngày 3-
9/1/2014, đa số những gian hàng được bày bán ở mặt tiền đều bán hàng
Trung Quốc giá rẻ. Những mặt hàng bày bán cũng tương tự như ở 2 hội chợ
nêu trên như: ví, túi xách, quần áo, giày dép, thắt lưng… Đáng chú ý
nhiều gian hàng còn bán đồ Trung Quốc nhưng lại dập thêm mác Việt Nam để
đánh lừa người tiêu dùng.
Mặc dù, ban tổ chức tại các hội chợ đã đứng ra tiến hành kiểm tra chất
lượng hàng hóa của các gian hàng bày bán và sẽ đình chỉ những gian hàng
bán hàng hóa không đúng hàng Việt, tuy nhiên, tình trạng hàng Tàu bán
tràn lan, lấn át cả hàng Việt như tại các hội chợ nêu trên cho thấy ban
tổ chức “chỉ nói mồm”, không làm đúng như trách nhiệm cam kết với người
tiêu dùng nên đã “nhắm mắt làm ngơ” cho hàng Tàu tràn vào hội chợ.
Theo biện minh của ông Nguyễn Văn Kháng, Phó chủ tịch UBND Q.Phú
Nhuận, Trưởng ban Chỉ đạo tổ chức hội chợ tại Q.Phú Nhuận, thì cho rằng
việc có “hàng ngoại” (cụ thể đây là hàng giá rẻ từ Trung Quốc) ở hội chợ
nào cũng có. Và vì thế nên ban tổ chức cũng chẳng việc gì pahir nỗ lực
“dẹp loạn” hàng Tàu. Cũng bởi ai cũng “buông xuôi” bất lực như thế nên
hàng Trung Quốc mới được dịp tung hoành, tiếp cận người tiêu dùng dễ
dàng đến vậy.
Hàng Tàu hội chợ nào chả có?
Với “nỗ lực” dẹp hàng Tàu chỉ bằng miệng nên tình trạng hàng Trung
Quốc lấn át hàng Việt tại các hội chợ không chỉ diễn ra tại TP.HCM mà
còn phổ biến tại nhiều địa phương khác.
Ví như Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn ở TP.Thanh Hóa diễn ra
từ ngày 29/11-5/12 được kỳ vọng sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp ở các
tỉnh thuộc khu vực phía Bắc có điều kiện trưng bày, giới thiệu
sản phẩm, bán hàng; học tập, trao đổi kinh nghiệm trong sản
xuất, kinh doanh các mặt hàng công nghiệp nông thôn, tuy nhiên trong
5 ngày tổ chức hội chợ thì các mặt hàng bày bán chủ yếu lại là hàng
Trung Quốc, chỉ có vài gian hàng bán đồ nông thôn đúng nghĩa bị xếp lèo
tèo ở một góc hội chợ và cũng không mấy người đến xem.
Tương tự tại hội chợ Thương mại Hà Tĩnh 2013 cũng phát hiện những lô
hàng quần áo Trung Quốc được dán mác Việt Nam để dễ bề tiêu thụ.
Tại Hà Nội mỗi năm cũng có khá nhiều các hội chợ hàng hóa, thương
mại, làng nghề … tuy nhiên không ít trong số đó vẫn có hàng Trung Quốc
ngang nhiên được bày bán. Ví như hội chợ vàng khuyến mại tại Trung tâm
Hội chợ triển lãm diễn ra từ 29/11 – 03/12/2013, nhiều quầy hàng ngang
nhiên khuyến mại hàng… Trung Quốc. Nhiều hội chợ khác không bán hàng
Trung Quốc nhưng lại rơi vào tình trạng lèo tèo vài ba gian hàng, sản
phẩm nghèo nàn, thiếu đa dạng nên cũng không thu hút được người tiêu
dùng.
Khá nhiều những sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc đã bị phát hiện chứa chất độc như: quần áo chứa hóa chất gây ung thư, trang sức mỹ ký độc tố chì (Pb) và chất cực độc cadmi, bóng đồ chơi chứa phithalate độc hại… có thể gây hại cho người dùng. |
Trong khi hàng Trung Quốc vốn đang chiếm lĩnh trên thị trường thì
những hội chợ sẽ là cơ hội cho hàng Việt kết nối với người mua. Tuy vậy,
với cách thức tổ chức “treo đầu dê bán thịt chó” như tại một số hội chợ
nêu trên thì chẳng khác nào tạo điều kiện cho hàng Trung Quốc đi sâu
vào thị trường và “bóp nghẹt” nhiều mặt hàng trong nước.
Vĩ Thanh
No comments:
Post a Comment