Wednesday, January 11, 2017

Đằng sau đề xuất bắt buộc hiến máu là gì?

Anh Văn-12-01-2017
(VNTB) - Với kiểu đánh lập lờ qua hai giải pháp đề xuất của Bộ Y tế, một lần nữa, người dân đã bị rút máu để bù chi cho Quỹ BHYT. Nghĩa cử cao đẹp dùng để cứu người được chuyển thành nghĩa cử cao đẹp dùng để bù đắp nạn thiếu hụt tài chính quốc gia.
   Có một loài dơi chuyên hút máu...

Xuất phát từ yêu cầu sẽ giúp cho nguồn máu đầy đủ và ổn định. Một dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định, trong đó, giải pháp 1 - Bộ Y tế đề xuất quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.

Tuy nhiên, điều này có xâm phạm nghiêm trọng quyền con người, trong đó có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể?

Điều 20 – Hiến pháp 2013 cũng cho biết:Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

Tổ chức Y tế thế giới (WTO), khi đề cập đến vấn  đảm bảo nguồn cung cấp ổn định về máu an toàn  cũng đã sử dụng cụm từ “hiến máu tình nguyện” khôngđược trả lương tự nguyện (The vision embodied in this framework is the achievement of 100% voluntary non-remunerated blood donation in every country of the world) thay vì “bắt buộc phải hiến pháp” như đề xuất 1 của Bộ Y tế.

Bản thân cơ quan đề xuất dự án luật, cũng cung cấp thông tin là “không có quốc gia nào quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, kể cả Trung Quốc.”

Vấn đề là tại sao Bộ Y tế lại đưa ra một đề xuất gây tranh cãi để rồi chính họ phải bác bỏ, và hướng tới “lựa chọn giải pháp 2 để phù hợp thực tiễn, luật pháp quốc tế và không gây tốn kém cho nhà nước cũng như xã hội”?

Đó chính là hướng tới giải pháp 2 – trong đó, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Giải pháp này được cho là tăng chi cho Quỹ bảo hiểm y tế với mức tăng chi bình quân khoảng 500 tỷ/năm.

Đây có thể được coi là giải pháp để chống gây vỡ quỹ BHXH?

Năm ngoái, tình trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh BHYT năm 2016, dù quan chức ngành BHXH Việt Nam cho biết đã chuẩn bị 30% từ Quỹ dự phòng Trung ương để bù đắp cho các chi phí phát sinh do điều chỉnh chính sách, tuy nhiên tốc độ gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT bình quân vẫn tăng ở mức 40% (cả năm 2016 đã âm 6.000 tỷ đồng). Một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam bị âm quỹ BHYT. Tình trạng báo động đỏ này khẩn cấp đến mức, trang tin VOV vào những tháng cuối năm 2016 đã đăng tải một bài viết với nội dung chặn đứng việc vỡ Quỹ BHYT, trong đó có đề xuất tăng mức phí để cân đối Quỹ BHYT.


Như vậy, lần này, với kiểu đánh lập lờ qua hai giải pháp đề xuất của Bộ Y tế, một lần nữa, người dân đã bị rút máu để bù chi cho Quỹ BHYT. Nghĩa cử cao đẹp dùng để cứu người được chuyển thành nghĩa cử cao đẹp dùng để bù đắp nạn thiếu hụt tài chính quốc gia.

No comments:

Post a Comment