Những nhà lãnh đạo mới của nước này không giảm bớt trấn áp
Đỗ Hồng (Danlambao) lược dịch - Trong bản phúc trình thế giới năm 2017, hôm 12/1, tổ chức Human Right Watch cho biết nhà cầm quyền Việt Nam đã tiến hành việc đàn áp rộng rãi các quyền tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến, lập hội, và tôn giáo trong năm 2016. Các bloggers và những nhà hoạt động nhân quyền không ngừng bị công an hăm doạ và sách nhiễu, đã phải chịu biệt giam, và cầm tù vì sử dụng những quyền căn bản của họ.
Trong bản phúc trình thế giới dài 687 trang, lần in thứ 27, tổ chức Human Rights Watch duyệt xét lại việc thực thi nhân quyền tại hơn 90 nước. Trong phần nhập đề, Giám Đốc Điều Hành Kenneth Roth viết rằng một thế hệ mới của những nhà chuyên chế theo phái dân túy tìm cách lật đổ ý niệm bảo vệ nhân quyền, xem nhân quyền như sự cản trở nguyện vọng của đại đa số. Đối với những kẻ cảm thấy bị bỏ rơi đằng sau bởi kinh tế toàn cầu và tội ác bạo động gia tăng, những nhóm xã hội, truyền thông và công chúng có những vai trò chính trong việc xác định lại những giá trị mà nền dân chủ tôn trọng nhân quyền đang bồi đắp.
Ông Brad Adams, Giám Đốc Á Châu, nói: "Niềm hy vọng rằng những nhà lãnh đạo mới ở Việt Nam được bầu tại Đại Hội Đảng Cộng Sản trong năm 2016 sẽ giảm bớt trấn áp, đã tan vỡ hồi năm ngoái. Nếu họ muốn đất nước theo đúng được khả năng toàn diện, nhà cầm quyền cần phải thực hiện cuộc đối thoại với những người phê bình thay vì buộc họ im lặng."
Trong năm 2016, có ít nhất 19 người, bao gồm cả những bloggers nổi bật Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết là "Anh Ba Sàm", Nguyễn Đình Ngọc hay "Nguyễn Ngọc Già", và nhà hoạt động về quyền sở hữu đất đai Cấn Thị Thiêu, đã bị kết án tù từ 20 tháng cho tới 9 năm vì việc viết blog hay vận động ôn hòa cho nhân quyền. Công an cũng đã bắt giữ ít nhất 8 người khác, kể cả các bloggers Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay "Mẹ Nấm", và Hồ Văn Hải hay "Bác Sĩ Hồ Hải", vì bị cáo buộc "thực hiện việc tuyên truyền chống nhà nước." Những người khác, chẳng hạn như Nguyễn Văn Đài và Trần Anh Kim, bị bắt năm 2015, tiếp tục bị giam giữ mà không xét xử.
Năm 2016 còn có những vụ tấn công vật chất thường xuyên nhắm vào các bloggers và các nhà vận động nhân quyền bởi bàn tay của những kẻ vô danh dường như hành động với sự đồng ý và miễn trừng phạt của nhà nước. Vài chục người, kể cả các cựu tù nhân chính trị Trần Minh Nhật và Nguyễn Đình Cường, cùng các nhà hoạt động Nguyễn Văn Thành và Lã Việt Dũng, đã báo cáo rằng họ bị tấn công bởi những người mặc thường phục. Không có ai bị buộc tội trong bất cứ vụ nào.
Công an thường dùng quá quyền lực để giải tán những cuộc tuần hành bảo vệ môi trường tại Hà Nội và Sài Gòn. Nhiều người biểu tình cho biết họ bị đánh đập và giam giữ hằng giờ. Những người khác, kẻ cả blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang A, đã bị quản thúc tại gia hay tạm giam đến đỗi họ không thể tham dự những diễn biến đặc biệt, chẳng hạn như gặp gỡ những nhà ngoại giao và chức sắc nước ngoài hay tham dự cuộc biểu tình công chúng.
Ông Adams nói rằng: "các bloggers và nhà hoạt động Việt Nam thường xuyên liều lĩnh hy sinh tự do và an toàn cá nhân cho nền dân chủ và các quyền căn bản. Những nước viện trợ quốc tế cho Việt Nam và các nước hợp tác mậu dịch với Việt Nam đã có quá lâu những quan hệ ưu tiên thương mại và hàng hóa so với sự ủng hộ dành cho những cá nhân can đảm này và cho việc tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vốn sẽ mang lại việc chấm dứt một trong những nền độc tài độc đảng kéo dài lâu nhất trên thế giới.”
No comments:
Post a Comment