Trần Thảo (Danlambao) - Cái chữ lên đời hình như được thêm vào kho tàng tiếng Việt vào khoảng cuối thế kỷ hai mươi. Lên đời hay đổi đời cũng cùng một ý nghĩa. Đang nghèo rách mồng tơi, cuốc bộ dài dài, ở cái lều gió thổi vi vu, chợt trúng mánh mung gì đó, bèn xây lầu ba tấm, sắm xe bốn bánh, mua năm chân dài v.v... thì được gọi là lên đời.
Người sống ở thành phố còn có cơ hội gặp may để lên đời, chứ người nông dân thì quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dễ gì mà lên đời. Nhất là sống trong thời đại vinh quang của nhà sản, đất đai phần thì bị nước mặn xâm thực, phần thì bị lũ cướp ngày cưỡng chiếm, bán cho công ty nước ngoài xây nhà máy, xây vũ trường, sân golf v.v... người nông dân chỉ biết ngậm ngùi cúi mặt, uất ức lắm thì cũng biến thành những người dân oan, trương biểu ngữ khiếu kiện lan tràn những đường phố Hà Nội, ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, hoặc ven Hồ Tây. Những phận số hẩm hiu đó có bao giờ dám mơ tới chuyện lên đời?
Thế nhưng nhà nước CS mới đây lại có khuynh hướng muốn giúp cho người nông dân lên đời. Đây đúng là tin mừng cho người nông dân. Hãy nghe ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang nói gì để cùng chung vui với họ, những người cả đời chỉ mong cho khạp gạo trong nhà được đầy, vợ con được tấm áo lành lặn để mặc trong buổi trời đông.
Ông Phúc nói: "Hãy quan tâm để giới nông dân có thể từ từ nắm vai trò lãnh đạo". Ông Quang thì nói: "Vị thế chính trị của người nông dân đã được nâng cao"
À thì ra thế. Săm soi cả ngày vào những lời hai ông bự nói, ráng kiếm mấy chữ gạo tiền mà chả thấy bóng dáng nó đâu. Chỉ thấy ông Phúc và ông Quang ném cái bánh vẽ to tổ mẹ về phía những người đang đói gạo, đói tiền. Xin lạy mấy cha. Tôi tuy hiện giờ không là nông dân, nhưng cũng từ gốc rạ chui ra, nên mặt dày mày dạn xin được đại diện cho cái giới mà mấy cha, gần một thế kỷ qua đã ráng nhét vô làm cái giai cấp cơ bản của đảng cướp mấy cha. Xin mấy cha tha cho họ làm phước, họ đã khổ lắm rồi. Từ đầu thập kỷ năm mươi ở ngoài miền bắc VN, và sau năm một chín bảy lăm ở miền nam, họ đã ăn đủ bánh vẽ rồi. Họ đã hoan hô và đả đảo trong những toà án nhân dân được trang trí với mặt Hồ, mặt Mao, họ đã u mê nghe theo lời đường mật của mấy cha, lôi những người hiền lương, có khi là anh em cha mẹ vợ chồng của chính mình, ra đấu trường để xỉ vả, tra tấn, giết chóc. Máu đã đổ lênh láng trên những làng quê miền bắc, rồi tới khi đã thỏa mãn ý đồ thâm độc nhằm triệt tiêu giới tư sản trí thức để tất cả chỉ còn là dân ngu khu đen cho mấy cha dễ cai trị, thì mấy cha, dẫn đầu bởi Hồ già, rút mù soa ra chậm nước mắt, nói lời xin lỗi. Người nông dân ngày nào hiền hòa với đời sống nông thôn, vì nghe lời xúi bậy của mấy cha, tham lam muốn chiếm mấy cái giường, phản gụ, bộ chén dĩa, có khi chỉ là mấy cái quần rách, sau cơn động cỡn điên cuồng, họ đã thấy gì, được gì? Nhân tình tan hoang, xóm làng rách nát, người nhìn người với nổi ê chề, nghi kỵ. Con mẹ nó, Hồ già cái miệng thơn thớt lời nhân nghĩa, thế mà ra liệnh xử bà Nguyễn Thị Năm, một nhà buôn hết lòng ủng hộ kháng chiến. Bà bị bắn, và được thí mấy mảnh gỗ tạp để vùi nông ngoài đất hoang. Con trai của bà, một trung đoàn trưởng vệ quốc quân, cũng bị hành hạ thành dở điên dở khùng. Đây chính là điều mấy cha mong muốn mà, đúng không? Bởi vì già Hồ đích thân đeo râu, mang kiếng đen, đội mũ để đến dự khán đàn em xử tử bà Năm.
Chưa hết đâu, khi mấy cha tiến hành cuộc xâm lăng miền nam Việt Nam, người nông dân hiền lành nam bộ nào có biết cái mặt gian ác, quỷ quyệt của loài cộng sản mặt người dạ thú, nên biết bao bà mẹ, bà chị cất giấu mấy cha dưới hầm địa đạo, cơm bưng nước rót cho mấy cha. Mấy cha có trả ơn cho họ cái con mịa gì đâu, ngoài mấy tấm giấy chứng nhận Mẹ Liệt Sĩ, Mẹ Anh Hùng v.v... mà có đem chùi đít cũng không được.
Bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thời trí thức của MNVN, thế mà cũng để lọt tai mình những lời đường mật của mấy cha, ra sức chống đối chính quyền MNVN, rồi nhảy núi tham gia vào cái tổ chức bung xung MTDTGPMNVN của mấy cha. Một trí thức như thế mà còn ngây thơ cỡ đó, thì trách làm gì những người nông dân hiền lành chơn chất của nam bộ VN?
Gần cuối đời bà DQH mới sáng mắt sáng lòng nhưng đã quá muộn màng, bà chỉ còn là miếng chanh đã hết nước hết cái, bà nói ra kết luận cuối đời: "Người CS khi đã nắm quyền lực trong tay, thì sẽ coi nhân dân như những kẻ thù tiềm ẩn."
Ông Phúc, ông Quang nghĩ gì mà lại đem bánh vẽ ném tiếp cho người nông dân vậy? Sau bao nhiêu năm nằm gai nếm mật, mấy cha vẫn nghĩ là họ lại cắn câu tiếp sao? Hổng dám đâu. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đã nói rất rõ rồi, con cái của lãnh đạo tiếp tục làm lãnh đạo là phúc lớn của toàn dân, người nông dân không dám chen chân vô đâu. Con cái các quan bây giờ đang hườm hườm chờ tới lượt mình để trèo lên đầu lên cổ của nhân dân, con cái nông dân làm sao tranh cho nổi mấy cha?
Hay là mấy cha thấy cái xu thế sụp đổ tất yếu của cái đảng cướp, nên lấy lòng trước, sau này nhỡ có gì lại chui xuống địa đạo trở lại, lại có cơm bưng nước rót? Mấy cha đừng có nghĩ dại nhé. Tui cái gì cũng dám cá với mấy cha, bây giờ mà mấy cha chui xuống địa đạo lần nữa, sẽ không có cơm bưng nước rót, không thuốc men y tế gì cả. Người ta sẽ nấu từng thùng nước sôi để tắm cho mấy cha đó. Đừng có tưởng bở nhé. Hãy liệu cái thần hồn.
No comments:
Post a Comment