Gần đây đang xuất hiện một số biểu hiện cho thấy dự luật về hội được “xới” lại. Một số cuộc hội thảo, tọa đàm được tổ chức tại Học viện hành chính quốc gia, trường đại học và mới đây nhất là tại một cuộc họp của đại biểu quốc hội chuyên trách. Những dấy hiệu này xuất hiện khoảng hơn một tháng trước khi bắt đầu kỳ họp quốc hội từ ngày 20/10/2016, cho thấy có một khả năng là Luật về hội có thể được thông qua, hoặc chí ít cũng nằm ở diện “xem xét lần cuối”.
Một điểm đáng chú ý là trong cuộc họp mới đây của giới đại biểu chuyên trách, bên cạnh những ý kiến bảo thủ cho rằng không đưa 6 tổ chức chính trị xã hội vào tầm điều chỉnh của Luật về hội, vẫn có những ý kiến khác phản bác, yêu cầu những tổ chức này phải chịu sự điều chỉnh chứ không thể có chuyện “đặc cách”.
Một trong những ý kiến phản bác là ông Hoàng Ngọc Giao, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chính Sách Và Pháp Luật. Ông Giao cho biết các tổ chức do đảng, nhà nước thành lập (như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp) đang hoạt động theo xu hướng hành chính hóa, kém hiệu quả và rất hình thức. Dẫn nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Và Chính Sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) về tổng ngân sách nhà nước mỗi năm ước chi cho các hội - đoàn thể lên tới khoảng 14,000 tỉ đồng. Ông Giao nhấn mạnh, các tổ chức này sử dụng ngân sách Nhà nước không minh bạch và khó kiểm soát. Vì thế, dự thảo luật cần điều chỉnh cả các hội này.
Trong thực tế, không phải “chỉ có” 14,000 tỷ đồng được ngân sách vung cho các tổ chức chính trị - xã hội như một số báo đài đưa tin. Một đánh giá của Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Và Chính Sách (VERP) còn cho biết nguồn lực xã hội được rót vào các tổ chức công chiếm tới 1.7% GDP của cả nước, tức là tương đương với hơn 71,000 tỷ đồng.
Một nhà phản biện độc lập ở Việt Nam bức bối: đã đến lúc các tổ chức chính trị - xã hội trên nên chấm dứt hoạt động, nếu còn biết liêm sỉ.
Nhiều người đánh giá rằng so với nguồn kinh phí rất lớn nhận được hàng năm từ bầu sữa nhà nước, công sức và hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội trên bỏ ra là hoàn toàn bất tương xứng. Còn nếu nhìn từ góc độ ngân sách được cấu tạo bằng tiền đóng thuế của dân và tiền vay mượn nước ngoài mà các đời dân chúng phải nai lưng gánh chịu, sự thể còn trở nên tàn nhẫn hơn nhiều.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống - một tiếng nói bất đồng ở Việt Nam - còn nói thẳng rằng cần suy nghĩ đến việc giải thể Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam.
Một tương lai không mấy tốt đẹp đang chờ đón những “cánh tay nối dài của đảng”: ngân sách của các tổ chức này sẽ bị cắt giảm mạnh.
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment