Friday, July 15, 2016

Thầy giáo biểu tình Formosa bị "côn đồ" đâm xe phải vào cấp cứu

Một thầy giáo xuống đường biểu tình yêu cầu chính phủ khởi tố Formosa đã bị công an giả dạng côn đồ đâm xe đến bất tỉnh nhân sự.
Những vết thương trên người ông Tô Oanh sau cú đâm xe.
Chiều ngày 13/7/2016, vợ chồng thầy giáo Tô Oanh lái xe máy từ Bắc Giang đến huyện Sóc Sơn, Hà Nội để biểu tình Formosa và yêu cầu chính phủ phải khởi tố công ty đã gây ra thảm họa môi trường tại Việt Nam. 
Khi đang đi trên đường, hai vợ chồng ông bị hai người đàn ông khoảng 40 tuổi, đi xe máy bám theo dọc đường. Theo lời kể của vợ ông thì đây là những viên an ninh hay theo dõi vợ chồng ông. 
Đến đoạn đường Phú Cường, xung quanh vắng vẻ không có ai, hai người đàn ông này đã vượt lên và đâm thẳng vào xe vợ chồng ông Tô Oanh. Sau khi gây ra tai nạn, họ liền bỏ chạy. 
Cú đâm làm ông Tô Oanh và vợ bị ngã xuống đường. Ông Tô Oanh chảy nhiều máu và bất tỉnh nhân sự. Còn vợ ông may mắn bị thương nhẹ hơn, lập tức đưa chồng đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang để cấp cứu.
Thông tin từ bác sĩ sau đó cho biết ông bị gẫy xương, trong đầu có vết tụ máu.
Hai vợ chồng thầy giáo Tô Oanh thương tổ chức các cuộc biểu tình "mini" để phản đối Formosa. 
Ông Tô Oanh, 60 tuổi, là một nhà giáo nghỉ hưu và cũng là nhà báo. Ông được biết đến với nhiều bài báo lên tiếng về những vấn nạn tham nhũng của các quan chức tỉnh Bắc Giang.
Ông luôn luôn có mặt trong các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Cộng vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như các cuộc tưởng niệm tử sỹ Hoàng Sa - Biên giới - Trường Sa. 
Sau khi chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết, ông Tô Oanh và vợ thường xuyên tổ chức những buổi biểu tình "mini" chỉ có hai vợ chồng, ở nhiều địa điểm khác nhau để lên tiếng yêu cầu chính phủ phải khởi tố hình sự đối với Formosa. 
Vào năm 2014, theo lời mời của Quốc Hội Hoa Kỳ, ông Tô Oanh đến Washington DC để tham dự buổi điều trần về tự do báo chí. Trong chuyến đi sang Hoa Kỳ, ông đã gặp gỡ nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các dân biểu, thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam. 
Từ khi trờ về lại Việt Nam, ông thường xuyên bị nhân viên an ninh mặc thường phục theo dõi, sách nhiễu và cản trở quyền tự do đi lại. Vào tháng 4 năm 2015, ông cũng bị tấn công tương tự bởi một số an ninh chìm ở Hưng Yên, làm cho ông bị thương nặng ở chân tay. 
Lê Thanh / SBTN

No comments:

Post a Comment