Monday, May 2, 2016

Việt Nam: Cuộc biểu tình chống lại một công ty bị buộc tội đã tàn phá nghề đánh cá.

Photo: Hoang Dinh Nam. AFP

Báo Liberation của Pháp đưa tin về cuộc biểu tình bảo vệ môi trường hôm ngày 1/5/2016 tại Việt Nam. Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn bản lược dịch của tác giả 7Lives.
 
7Lives (Danlambao) lược dịch - Hàng trăm người đã biểu tình ở Hà Nội hôm Chủ Nhật ngày 1/5/2016 để phản đối một công ty Đài Loan vì đã làm rò rỉ chất độc hại tàn phá ngành công nghiệp đánh bắt cá ở vùng biển miền Trung của Việt Nam.

Nhiều tấn nghêu chết đã được tìm thấy tuần trước tại tỉnh Hà Tĩnh, nơi cá chết tràn lan vào đầu tháng Tư vừa qua.

Dư luận bức xúc trong khi ngành công nghiệp đánh cá địa phương bị thiệt hại nặng nề.

Tập đoàn Đài Loan Formosa, chủ của một nhà máy luyện gang thép lớn trong vùng, bị nghi ngờ là thủ phạm gây lên việc tàn phá môi trường nói trên.

Những người biểu tình đã tuần hành xung quanh hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội với những khẩu hiệu như: "Biến đi Formosa"; "Biển chết, chúng tôi chết"; "Hãy cứu lấy biển".

Cuộc điều tra chính thức vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu, nhưng báo chí chính thống đã kết tội ống xả thải ngầm dài

1,5km của nhà máy thép Formosa đổ ra biển.

Formosa là trung tâm của các vụ bê bối về môi trường trên toàn thế giới.

Vậy mà cho tới giờ những nhà điều tra ở Việt Nam lại không thể thiết lập được một sự liên kết giữa các hoạt động của nhà máy thép và tình trạng tôm cá bị chết.

Ông Chou Chun Fan, giám đốc của nhà máy, đã bị đuổi việc sau những phát ngôn gây sốc đối với đất nước Việt Nam:

"Các vị không thể chọn tất cả", ông ta nói: "Các vị phải chọn giữa tôm, cá hoặc một nhà máy thép siêu hiện đại".

Formosa đã đưa ra lời xin lỗi vì những phát ngôn này và đã mở cuộc điều tra riêng của mình.

"Tôi tin rằng Formosa biết rằng hành động của mình đã gây nên việc ô nhiễm môi trường này". - Ông Vũ Công Thuận , một người biểu tình 50 tuổi nói. "Nhà máy Formosa phải đóng cửa".

Các cơ quan chức năng đã thừa nhận sự thất bại về phản ứng của họ trong sự kiện này:

"Phản ứng của chúng tôi với sự tàn phá môi trường này đã quá chậm trễ" - Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, ông Trần Hồng Hà nói với báo Tuổi Trẻ.

Thủ tướng Chính phủ mới, ông Nguyễn Xuân Phúc đã hứa "trừng phạt nghiêm khắc" với những người chịu trách nhiệm.

Miền Trung Việt Nam tập trung nhiều khu công nghiệp. Nhưng đất nước cộng sản này, nhờ 3000 km bờ biển còn xuất khẩu nhiều cá và hải sản. Một lĩnh vực đã mang lại cho Việt Nam 5,8 tỉ euros năm ngoái.




No comments:

Post a Comment