Máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Hoa Kỳ.
VOA-19-05-2016
Bắc Kinh đang đòi Washington lập tức ngưng việc trinh sát dọc theo bờ biển Trung Quốc, tiếp theo vụ việc mà Ngũ Giác Đài mô tả là một cuộc chạm trán “nguy hiểm” giữa hai phản lực cơ chiến đấu Trung Quốc và một máy bay quân sự của Hoa Kỳ.
Ngũ Giác Đài nói hai phản lực cơ chiến đấu của Trung Quốc đã chận một máy bay trinh sát của Hoa Kỳ đang thực hiện công tác tuần tra thường lệ hôm thứ ba trong không phận quốc tế trên Biển Đông.
Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm này tuyên bố tường trình của Ngũ Giác Đài về những gì xảy ra là “không đúng”.
“Hai chiến đấu cơ phản lực của Trung Quốc đã theo dõi và kiểm soát máy bay của Hoa Kỳ theo đúng luật và các quy định.” Ông nói thêm rằng các phản lực cơ “liên tục giữ một khoảng cách an toàn và không có hành động nào nguy hiểm.”
Ông Hồng nói vụ chạm trán xảy ra gần đảo Hải Nam miền nam Trung Quốc và đề ra một mối “đe dọa nghiêm trọng” cho không phận của Trung Quốc.
Vụ việc xảy ra vào lúc Tổng thống Barack Obama đang chuẩn bị khởi sự một chuyến đi lịch sử trong khu vực, nơi ông sẽ trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đi thăm Hiroshima, Nhật Bản, là nơi Hoa Kỳ đã thực hiện vụ tấn công bằng bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới trong Thế chiến thứ hai.
Ông cũng sẽ đi thăm nước cựu thù thời chiến Việt Nam lần đầu tiên.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay gần một máy bay trinh sát P8 Poseidon của Hoa Kỳ khoảng 215km (135 dặm) về phía đông đảo Hải Nam. (Ảnh tư liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 19/8/2014).
Quan ngại đã gia tăng trong khu vục vì đường lối hung hăng của Trung Quốc đối với những khẳng định chủ quyền lãnh thổ, nhất là ở vùng biển Đông đang có tranh chấp. Trung Quốc đã mau chóng xây dựng nhiều hòn đảo nhân tảo, hoàn tất các sân bay và cơ sở quân sự.
Trong những tuần lễ sắp tới, một phán quyết đang được trông đợi trong vụ kiện mà Philippin đưa ra để phản đối việc Bắc Kinhn đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Trong những tuần lễ sắp tới, một phán quyết đang được trông đợi trong vụ kiện mà Philippin đưa ra để phản đối việc Bắc Kinhn đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông.
Trung Quốc từng từ chối tham gia vụ kiện nay đang tiến hành một chiến dịch vận động ồ ạt để xây dựng hậu thuẫn cho lập trường của họ trước khi tòa phán quyết. Bắc Kinh lập luận rằng các vụ tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông phải được xử lý một cách song phương giữa các bên đòi chủ quyền chứ không thông qua điều họ coi là sự can thiệp quốc tế.
Nhưng dựa vào những gì giới hữu trách Trung Quốc đã nói để đáp lai, vụ đụng đầu tuần này dường như có liên quan nhiều hơn đến một vụ tranh chấp kéo dài về các chuyến bay trinh sát trên không phận ngoài khơi Trung Quốc. Bắc Kinh lâu nay vẫn than phiền về các chuyến bay trinh sát và đòi phải đình chỉ.
Ông William Choong, giảng viên kỳ cựu tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Sách lược ở Singapore, nói:
“Dựa vào những gì Trung Quốc nói, “đó dường như ở gần đảo Hải Nam. Chúng tôi không chắc chắc đích xác cách đó gần hay xa. Vì thế đây dường như là một sự bất đồng đã kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có liên quan đến việc tiếp cận các tàu bè và máy bay quân sự nước ngoài xâm nhập các vùng biển Trung Quốc, vì thế tự nó không phải là một vấn đề về Biển Đông.”
Năm 2001, một chiến đấu cơ phản lực Trung Quốc đã đụng phải một máy bay tuần tra của Hoa Kỳ ngoài khơi đảo Hải Nam. Phi hành đoàn 24 người trên máy bay đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo. Một phi công Trung Quốc đã thiệt mạng trong vụ đụng chạm và sự cố này đã châm ngòi cho một vụ khủng hoảng ngoại giao trầm trọng.
No comments:
Post a Comment