Friday, April 15, 2016

Thực phẩm ở Việt Nam an toàn đến đâu?

Theo BBC-14 tháng 4 2016 

Image copyrightHoang Dinh Nam AFP Getty Images
Bàn tròn thứ Năm cùng các khách mời tuần này sẽ tìm hiểu về các giải pháp cho an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
Chương trình phát trực tiếp lúc 19h30 thứ Năm ngày 14/04 tạihttp://bbc.in/1NmejoZ
Gần đây truyền thông Việt Nam đăng nhiều phóng sự điều tra về thực phẩm 'bẩn', như 'chế biến thịt lợn thành thịt bò', 'măng nhuộm chất cấm', heo thịt bị tiêm thuốc an thần.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó cục trưởng cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) được truyền thông trong nước dẫn lại rằng, "không có khái niệm thực phẩm bẩn, chỉ có thực phẩm an toàn hoặc không an toàn," và theo ông, bằng mắt thường không thể phát hiện được thực phẩm không an toàn.
Image copyrightHoang Dinh Nam AFP
Image captionMột vườn trồng rau 'sạch' ở ngoại ô Hà Nội
Hồi đầu tháng Tư, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát xin lỗi nhân dân sau khi phát biểu trước Quốc hội cho rằng "đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết".
Ông Cao Đức Phát sau đó giải thích rõ hơn trên báo Lao Động rằng, ông đã không nói rõ hết ý trong phát biểu hôm 01/04.
“Trong lời phát biểu của mình thì thời điểm đó tôi muốn nói một ý rằng chúng ta đúng là có thực phẩm vi phạm, cũng có nhiều thực phẩm thực sự an toàn nhưng nhân dân không có thông tin hay không có khả năng phân biệt giữa thực phẩm an toàn hay không an toàn.
"Vì thế cùng với việc nỗ lực ngăn chặn việc sản xuất thực phẩm kém an toàn, đồng thời cùng nhân dân xây dựng các cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn có uy tín, thông tin cho nhân dân biết,” ông Bộ trưởng nói.

Không riêng Việt Nam

Image copyrightChina Photos Getty Images
Image captionKhảo sát cho thấy đa số người dân Trung Quốc coi thực phẩm an toàn là vấn đề hàng đầu
An toàn thực phẩm được một nghiên cứu năm 2012 cho là vấn đề được người Việt Nam lo lắng nhất và quan tâm nhất kể từ thập niên 90.
Tuy nhiên một khảo sát ở Trung Quốc cho thấy kết quả tương tự, khi người dân nước này cũng đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên hàng đầu, trên cả y tế và giáo dục.
Khảo sát của Đại học Nhân dân vào cuối tháng 12 năm 2015 "phản ánh hàng loạt scandal về an toàn thực phẩm liên tục xảy ra ở Trung Quốc và sự thiếu niềm tin vào các biện pháp của chính phủ trong việc giải quyết vấn đề," nhà báo Ngô Ngọc Văn của BBC tiếng Trung viết.
"Một số vụ tai tiếng nhất như vụ sữa bột năm 2008, gạo nhiễm chất cadmium năm 2013 và vụ bán chân gà ngâm hóa chất hydrogen peroxide năm 2014."
Một trong những câu hỏi lớn mà người dân đặt ra về vai trò thiếu hiệu quả của chính quyền, theo nhà báo, là liệu có phải do tham nhũng và tội phạm "đã hủy hoại dây chuyền thực phẩm" ở Trung Quốc.
Image copyrightGetty
Image captionIkea đưa ra món thịt viên chay sau khi buộc phải rút loại thịt viên đặc sản của Thụy Điển do bị phát hiện thấy có dấu vết thịt ngựa trong món này
Báo chí Anh Quốc cũng đặt ra nhiều câu hỏi về các chất phụ gia trong thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh, hay vụ trộn thịt ngựa vào các sản phẩm đề là thịt bò.
Nhưng người dân Thái Lan dường như khá tin tưởng vào chất lượng thực phẩm của mình, nhà báo của BBC tiếng Thái cho biết.
"Người Thái cho rằng thực phẩm của họ an toàn. Tuy nhiên nếu được hỏi, họ vẫn sẽ đưa ra bình luận chỉ trích các cơ quan chính quyền.
"Chúng tôi từng đưa tin về vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, nhưng giờ không thấy những trường hợp như thế diễn ra nữa. Có thể nó vẫn xảy ra nhưng ở mức độ nhỏ hơn hoặc không có báo cáo."
Thái Lan có nhiều cơ quan giám sát và bảo vệ người tiêu dùng của chính phủ, của các địa phương cũng như các cơ quan độc lập, theo BBC tiếng Thái.

No comments:

Post a Comment