Friday, April 15, 2016

Nhà nước có trách nhiệm gì với thực phẩm?

Theo BBC-9 giờ trước 

Image copyrightHoang Dinh Nam AFP Getty Images
Khách mời trong Bàn tròn thứ Năm của BBC cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến thực phẩm ở Việt Nam không an toàn là Nhà nước "chế tài hành chính và hình sự đều thiếu hoặc không đủ mạnh", cũng như trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người dân của chính quyền.
Xem thảo luận hôm 14/04 về an toàn thực phẩm ở Việt Nam và giải pháp cho vấn đề này tại: http://bbc.in/1NmejoZ
Nhà báo Phan Lợi liệt kê một số nguyên nhân khác, trong đó có việc Nhà nước "buông lỏng thanh tra và kiểm tra," "một bộ phận cán bộ tham nhũng và bảo kê, vô trách nhiệm với vấn đề an toàn thực phẩm", năng lực kiểm nghiệm của các đơn vị, và việc thiếu công khai minh bạch, tuy "trong luật đã quy định".
"Vấn đề này cực kỳ nghiêm trọng, là vấn đề rất lớn vì luật ở Việt Nam đã có yêu cầu công khai nhưng người không thực hiện chính là Nhà nước.
"Những lãnh đạo ở địa phương cho rằng bới chuyện này ra thì ảnh hưởng tới khách du lịch, hàng xuất khẩu, doanh số của địa phương.
"Họ cho rằng nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì chết ngay, còn nếu ăn bẩn một tí thì chưa chết, còn chậm chết hơn.
"Cái cuối cùng tôi cho rằng liên quan đến xã hội dân sự, họ không hề được huy động thúc đẩy để tham gia cùng nhà nước để giải quyết những vấn đề này," Chủ tịch Hội đồng Khoa học của MEC (Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng Đồng) nói.

'Mùa nào thức ấy'

Image copyrightHoang Dinh Nam AFP Getty Images
Nhà báo Nguyễn Giang Phó trưởng Biên tập vùng châu Á của BBC Thế giới vụ cho biết, để đối trọng lại nền công nghệ chế biến thực phẩm, ở Anh có phong trào khuyến khích người dân mua sản phẩm sản xuất tại địa phương.
Nhà báo Nguyễn Giang trích dẫn bài viết của báo The Guardian đưa ra số liệu rằng từ năm 2011 đã có thêm khoảng 1- 3% người Anh trồng rau tại nhà.
"Báo chí, truyền thông, người dân đều rất có ý thức trong chuyện khuyến khích trồng cây tại nhà chứ không chỉ trông cậy vào những loại thực phẩm đã được chế biến hàng nghìn kilomet từ đâu đó không biết thành phần xuất xứ, không biết nguồn gốc.
"Đây là cách sống mới sạch sẽ hơn cho chính bản thân, hoặc như một số bạn ở đây nói là gần với thiên nhiên hơn."
Image captionNhà báo Nguyễn Giang và người dẫn chương trình Hạnh Ly
Chia sẻ quan điểm này, chị Đào Thị Hằng cho rằng cần đi tìm hướng đi khác, là tập trung vào thực phẩm sạch, khuyến khích thực phẩm sạch.
"Con người cần sống hòa hợp với tự nhiên. Cơ thể mình thực sự cần cái gì, ăn uống hợp lý sẽ không tốn nhiều tiền," người sáng lập công ty sản xuất mắm sạch theo phương pháp truyền thống nói.
Giải pháp, theo chị Phạm Thị Bích Lan, là tăng cường trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng, "tăng cường chế tài để loại bỏ những nhà sản xuất không chân chính" và "cần giáo dục tình yêu với đồng loại, với thiên nhiên từ ở bậc nhỏ nhất là mầm non".
"Hy vọng các nhà sản xuất dùng lương tâm với chính đồng loại, với chính môi trường của mình, sản xuất một cách chân chính, đừng sát hại đồng loại, môi trường thiên nhiên."

Bảo vệ người tiêu dùng

Image captionKhách mời Đào Thị Hằng trong chương trình thảo luận
Khách mời Đào Thị Hằng, Giám đốc công ty sản xuất mắm sạch, Mắm Thuyền Nan, cho biết, hàng năm Việt Nam vẫn có hội chợ hàng phụ gia thực phẩm với sự tham gia của nhiều nước châu Á cũng như phương Tây.
Đây là nơi mà muốn có hương vị, mùi vị gì, cũng có thể có được, chị Hằng nói, "và khách hàng nhìn nhận thực phẩm là theo ý của mình chứ không tôn trọng bản chất tự nhiên vốn có của nó."
"Đi ngược lại vấn đề, tại sao người Việt Nam dễ dàng chấp nhận những gì mà họ không biết? Là do họ đã mất sự kết nối với thiên nhiên ngay từ nhỏ. Còn người sản xuất luôn muốn bán được hàng do vậy tìm mọi cách chiều theo ý thị trường là ngon, và rẻ."
Image copyrightPham Thi Bich Lan
Image captionGiám đốc Công ty Rau Cười Việt Nhật Phạm Thị Bích Loan
Quản trị viên của Diễn đàn Nhà báo trẻ trên Facebook nói người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi ở Việt Nam "rất ít khi" thấy có sự can thiệp hay lên tiếng của Hội Bảo vệ người Tiêu dùng.
"...Những hiệp hội, ngành hàng được thành lập ở Việt Nam, đáng lẽ ra tôn chỉ, mục tiêu của họ là phải xây dựng quy chuẩn về đạo đức kinh doanh và giám sát hội viên về vấn đề này để đảm bảo cho hội phát triển theo đúng kỳ vọng của Nhà nước.
"Nhưng nhiều hiệp hội ở Việt Nam sinh ra chỉ để thống nhất giá để lũng đoạn mang tính độc quyền hoặc bảo kê."

No comments:

Post a Comment