Friday, April 15, 2016

Ăn cháo đá bát

Thụy Vi-04-13-2016
Ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển thời VNCH
Ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển thời VNCH
Bọn Cách Mạng Ba Mươi đáng khinh nhưng tôi thấy chúng không đáng tởm bằng bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn sau 30 Tháng Tư vẫy đuôi ca tụng lũ chủ mới. Tôi gọi bọn này là bọn Văn Nghệ Sài Gòn Ðá Bát. Ðúng ra chúng là bọn Ăn Cháo Ðái Bát.
Mời quí vị đọc vài đoạn Văn Sài Gòn Ðái Bát trong “Hơn Nửa Ðời Hư.” Tác giả Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh ấn hành năm 1992. Trang 421-422. Vương Hồng Sển. Trích:
 ” Ðầu năm Mậu Thân, ở đâu mà lại chẳng có cảnh bị bắn giết, đốt phá? Chính Gia Ðịnh cũng có cảnh nhà cửa tan ra cát bụi, bàn ghế, của tiền thập vật cháy ra khói, ra tro, chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau, mà có như vậy họ mới đục nước béo cò, không khác những tên đày tớ gian tham khi chủ sai đi mua vịt quay gà quay, giả lựa chọn bốc con này, nắm kéo con kia, liếm mỡ dính tay cho đã rồi đem về cho chủ một con gà, một con vịt chỉ còn bộ xương dưới lớp da khô đét. Mỡ và thịt ai kia đã rút rỉa hết rồi! Nghĩ cũng thẹn cho con nhà văn trói gà không chặt, lúc thế bọn ấy đang mạnh cũng phải giả dại qua ải, và đợi cho đến ngày hôm nay chúng đã cút mất, mới dám nói ngay sự thật “
Hơn Nửa Ðời Hư. Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh xuất bản năm 1992, trg 405:
 ” Riêng anh Từ Ngươn Ðồng, năm ngoái còn gặp anh xách gậy dạo chơi vùng chợ Tân Ðịnh, mắt lờ răng rụng ráo. Năm nay, nhất là từ lễ mừng Ðộc Lập, dân ta toàn thắng, hết nạn xiềng xích, thoát ách kìm kẹp Mỹ Mẽo…”
Tôi chủ trương viết về văn phẩm nên khen chê cho đúng, sao cho vừa phải, đừng bốc quá mà cũng đừng chỉ móc ra những điểm sai lầm, yếu kém. Tác giả Vương Hồng Sển viết về Saigon hay thật nhưng trước khi kể những cái hay trong tác phẩm của ông tôi phải thanh toán ân oán tình ngãi với ông trước đã. Tôi thanh toán không phải vì những ân oán riêng của tôi với ông — tôi không được quen biết ông, tôi không gặp ông lần nào — mà là vì những ân huệ Quốc Gia VNCH đã cho ông Vương Hồng Sển hưởng, nhưng ông đã viết nhiều điều tôi cho là bội bạc về Quốc Gia VNCH của tôi.

Là người sống đến bẩy mươi năm yên lành trong Quốc gia VNCH, không có qua một chứng chỉ nào về khoa bảo tồn cổ vật, ông Vương Hồng Sển được làm Quản Thủ Viện Bảo Tàng Quốc Gia trong mười mấy năm, được chính phủ VNCH, thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cho đi công du nghiên cứu ở Pháp, Ý, Nhật, Ðài Loan. Tiền do Nhà Nước chi. Dù có nhiều chuyến đi ông Sển được chính quyền những nước bạn mời đến nghiên cứu cổ vật ở nước họ đài thọ mọi chi phí nhưng em nhỏ lên ba cũng biết họ mời ông là vì ông là viên chức chính quyền Quốc Gia VNCH. Ông là một thứ Quản Thủ, Gíám Ðốc Viện Bảo Tàng ngang xương; đã có bao nhiêu người lính VNCH ngã xuống để cho ông Sển ngày ngày đến Viện Bảo Tàng trong Vườn Bách Thảo an nhàn, thoải mái làm công việc ông thích, để ông ung dung thả bộ đi tìm mua đồ cổ, đã có bao nhiều người mẹ, người vợ Việt Nam khóc để cho vợ chồng Vương Hồng Sển-Năm Sa Ðéc sống yên ổn với nhau. Vậy mà ông Vương Hồng Sển, tỏ ra vô ân, bạc nghĩa, muối mặt viết những lời miệt thị cái chế độ đã nuôi dưỡng, đã bảo vệ họ, đã đối xử tình nghĩa có thể nói là trọn vẹn với họ, đã cho họ hưởng nhiều ân huệ. Quốc Gia VNCH của tôi đã mất rồi, tôi không mong những người như ông Vương Hồng Sển nói lời thương tiếc nó, tôi chỉ muốn những người như ông Vương Hồng Sển nếu không thương tiếc thì cũng đừng miệt thị, đừng tỏ ra vô ơn, đừng tỏ ra đểu giả với cái quốc gia, cái chế độ đã ưu đãi ông suốt bẩy mươi năm trong cuộc đời chín mươi tuổi của ông. *
thụyvi viết thêm…
Cụ ạ, chỉ sau vài năm khi nón cối vào Saigon, cuộc sống gia đình cụ ra sao ?
” Bà Hoàng Kim Ngân, ở 8/11 Nguyễn Thiện Thuật, Q.Bình Thạnh, cùng chị Hồ Thị Lệ Thu, cán bộ tiếp dân CA phường 24, Q.Bình Thạnh và nhiều người hàng xóm của cụ Vương cho biết: “Cụ Vương chỉ có 1 con trai duy nhất với bà Nguyễn Kim Chung (tức bà Năm Sa Đéc) là ông Vương Hồng Bảo nhưng ông Bảo cùng vợ sau là bà Phạm Thị Hồng đã dựa vào uy tín và tài sản của cụ Vương để ăn chơi và gây nợ rất lớn, chủ nợ có tới hơn 40 người.
Theo bản án tuyên với Vương Hồng Bảo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, thì tòa yêu cầu bồi thường cho người bị hại là 5,350 tỷ đồng, 1.001,5 chỉ vàng, 46.700 USD.
Đứa con quý tử duy nhất của cụ với bà Nguyễn Kim Chung (tức bà Năm Sa Đéc – giọng ca tài tử vang bóng một thời của đất phương Nam) là Vương Hồng Bảo liền bị cụ truất quyền thừa kế. ( Vương Hồng Bảo chết trong tù )
 Ngay cả lúc lâm chung, lời trăn trối sau cùng với người cháu gái Vương Thị Việt Hoa cũng mang nỗi lo âu cho bộ sưu tập: “Khi tôi mãn phần, không cần quàn quan cữu lại lâu, nếu quàn thì để lại nơi nhà sau, nhà trước phải khóa cửa niêm lại, phòng khi mất đồ…”.
Việc tặng gia sản cả đời cho Nhà nước không chỉ để thực hiện ý nguyện từ trước của cụ, mà còn là cách giữ an toàn bộ sưu tập cho hậu thế không sợ bị phát tán.
Nhưng, với hơn 800 món cổ vật của cụ hiến cho nhà nước bây giờ chỉ thấy trưng bày loe hoe, còn số lớn vào nhà ai  ?
2
Cụ c ũng nên đội mồ để về xem ngôi nhà x ưa –  .Ngôi nhà số 11 (số cũ là 9/1) Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh – Nơi, từng được xem là biểu tượng của  “Văn hóa Nam bộ” – Hiện mái hiên nhà với hàng ngói lợp phía dưới bị bong tróc, nham nhở. Bước vào bên trong nghe mùi ẩm thấp ngột ngạt. Nhiều gian gỗ bị mối mọt có thể ngã đổ bất cứ lúc nào vì m ưa dột khắp nơi.
……………………………………………………………………………….
 Tấm hình kèm trên thay lời kể.
Và, tôi cũng không cần kết luận !
* Sao y bản chánh của Công Tử Hà Đông.
Theo VietNamDaily.News

No comments:

Post a Comment