Tàu chở dầu của Trung Quốc bị bắt giữ vì xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam. Hình Internet
Nối tiếp tinh thần “đánh giặc miệng” suốt nhiều năm qua, bộ này đã trả lời đòi hỏi kiện Trung cộng của cử tri 26 tỉnh thành trong nước bằng thông điệp: “Trong quá trình này, ta cần bình tĩnh, xử lý khôn khéo mối quan hệ giữa các nước lớn, nhất là không để bị kẹt trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cảnh giác trước khả năng các nước lớn thỏa hiệp với nhau bất lợi cho ta”.
Không có bất kỳ tia sáng nào về khả năng kiện Trung cộng!
Trước đó, một kiến nghị được Ban Dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tập hợp như sau:
“Cử tri tiếp tục bày tỏ thái độ bức xúc đối với những vi phạm của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là hành động xây dựng đảo nhân tạo tại một số điểm thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, ngang nhiên đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam.
Cử tri đề nghị có các giải pháp đấu tranh khả thi, quyết liệt hơn, rõ ràng hơn để giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè, dự luận quốc tế trong việc đối phó với các hành động nêu trên của Trung Quốc; sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế; thận trọng hơn trong các chính sách đối ngoại, cân nhắc khi hợp tác, ứng xử đối với một số nước bạn, đặc biệt là Trung Quốc; hạn chế các chính sách thỏa hiệp để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc; đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình biển Đông và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo…, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014 mà đã khiến hàng chục ngàn người đổ ra đường biểu tình phản đối Trung cộng ở Sài Gòn và Hà Nội phải phẫn nộ, thậm chí ở mức độ tối thiểu cần có một bản nghị quyết về Biển Đông, Quốc hội Việt Nam vẫn tuyệt đối câm nín.
Cũng cho tới nay, đã không có bất cứ động tác kiên quyết nào của phía Việt Nam kiện Trung cộng ra Tòa án quốc tế về “Đường lưỡi bò”.
Khi không khí “kiện Trung cộng ra Tòa án quốc tế” đã dần lịm tăm, những tin tức về ngư dân Việt Nam bị phá sản lại càng lan truyền khắp nơi. Không một vũ khí trong tay và còn chưa được vay vốn với lãi suất thấp để đóng tàu vỏ sắt như lời hươu vượn của giới quan chức cao cấp lẫn các đại gia ngân hàng “ngồi mát ăn bát vàng”, nhiều gia đình ngư dân Việt đang phải bó gối nhìn tôm cá lũ lượt chui vào lưới tàu Trung cộng.
Hoàn toàn trái ngược với Việt Nam, từ giữa năm 2014, Philippines bắt đầu đạt được tiến bộ khả quan tại Liên hiệp quốc trong vụ kiện đường lưỡi bò của Trung cộng. Tháng 8/2014, Philippines mạnh tay đưa 12 ngư dân Trung cộng ra tòa để tuyên phạt nhiều năm tù vì đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này. Sau sự kiện chấn động đó cho đến tận bây giờ, Bắc Kinh không hề lồng lộn lên như vẫn thường đối xử với Hà Nội.
Bản lĩnh vượt mặt Việt Nam ấy không phải mang tính đột biến mà được tích lũy qua thời gian. Với quyết định “bắt Trung cộng”, Manila đã có một hành động pháp lý vượt hơn hẳn giới đảng, nhà nước và chính phủ Hà Nội.
04/21/2016 - 20:01
Lê Dung / SBTN
No comments:
Post a Comment