Theo VNTB 26.3.16
Ngọc Hà (VNTB/TheDiplomat) Rất nhiều những ứng viên độc lập bao gồm những học giả giả cho đến các nghệ sĩ đang chạy đua trong cuộc bầu cử Quộc Hội sắp tới. Trong khi một số người nhận định hiện tượng “chưa từng có về mặt số lượng” ứng viên độc lập này như là một tấm gương phản chiếu của cải cách chính trị, vốn khởi phát từ hiến pháp 2013, thì nhiều người khác lại không nghĩ thế…
Gần 100 người tự ứng cử ở Hà Nội, và thành phố Hồ Chí Minh, trong cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào ngày 22. Điều gây ngạc nhiên ở giai đoạn đăng ký là xuất hiện ứng viên độc lập mang trong mình sự phản kháng về ý thức chính trị, ứng viên ngoài Đảng, và ứng viên ở độ tuổi 20 – 30 như là đại diện của lớp trẻ đang lên ở một xã hội đang thay đổi quá nhanh như Việt Nam…
Việt Nam cho phép cho các ứng cử viên tự ứng cử từ năm 2002, nhưng chỉ có một số ít thực sự được ngồi vào ghế Quốc Hội. Bởi Đảng Cộng sản (chứ không phải người dân) rà soát và loại bỏ các ứng viên độc lập mà họ cho là bất đồng chính kiến. Năm 2011, 83 người tự ứng cử QH 13, nhưng chỉ có 15 người được lọt vào vòng bầu cử, và chỉ có 4 được bầu chính thức. theo một bài báo gần đây của RFA.
Một số nhà phân tích tin rằng ĐCS nới lỏng quá trình ứng cử và trúng cử như là một tín hiệu về mặt cởi mở chính trị hơn trong quan hệ Hoa Kỳ, mối quan hệ được đánh giá là không rõ ràng lắm sau sự ra đi của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại ĐH ĐCS XII vừa qua. Nhiều người dự đoán, với quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ, ông Dũng sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng, và các đồng minh chính trị của ông sẽ được xếp vào các vị trí khác nhau trong Chính phủ, và một nội các như thế, sẽ giúp Việt Nam sát cánh với Hoa Kỳ, đối trọng với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.
Tuy nhiên, ông Dũng đã buộc phải nghỉ hưu, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng (được cho là thân Trung Quốc) – lại được giữ lại dù đã quá tuổi nghỉ hưu. Kết quả trong nội bộ đảng thường được quy chiếu cho mối quan hệ chiến lược Việt – Hoa Kỳ. Các nhà phân tích băn khoăn về việc, liệu dàn lãnh đạo mới của Hà Nội có làm chậm quá trình cải cách kinh tế, bao gồm cả nghĩa vụ nhân quyền được kèm vào trong hiệp định TPP.
Các nhà hoạt động Việt Nam cũng kỳ vọng về việc ông Dũng sẽ chiếm ưu thế, và với áp lực từ Washington liên quan đến TPP hay dở bỏ lệnh cấm vũ khí, thì sự cởi mở chính trị sẽ được kích hoạt như kiểu kịch bản chuyển giao bên Myanmar. Mặc dù, trong thời gian tại nhiệm, ông đưa số vụ vi phạm nhân quyền lên cao kỷ lục.
Trong khi đó, ông Trọng, người có chuyến thăm Washington vào tháng 7 năm ngoái, được nghi ngờ là người ủng hộ ngầm các ứng cử viên độc lập, và cho phép một luồng gió dân chủ đủ để Tổng thống Obama hài long khi đến Hà Nội trong tháng 5 này.
Dù thế nào đi nữa, ĐCS vẫn sẽ kiểm soát chặt chẽ quá trình bầu cử, và các ứng cử viên độc lập cũng gặp nhiều sự sách nhiễu từ phía nhà nước, bao gồm bị thăm hỏi, đe dọa từ truyền thông và công an, bị chính quyền địa phương gây khó dễ trong quá trình làm hồ. Các quan chức cũng đã tuyên bố rằn, một số các ứng viên tự đề cử nào đó đang được tài trợ bởi Việt Tân, một đảng chính trị lưu vong, và được cho là một tổ chức khủng bố trong quá khứ.
Gần đây nhất, Hà Nội tuyên án hai blogger độc lập về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” cho thấy sự không cầu thị về dân chủ. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đánh giá, việc Hà Nội sử dụng luật hình sự để bóp nghẹt tự do ngôn luận là “đáng lo ngại”. Và nó có thể là thước đo trung thực nhất liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội "giả" sắp tới đây.
No comments:
Post a Comment