Friday, March 11, 2016

Báo cáo của UB Nhân quyền Quốc tế về trường hợp Nguyễn Viết Dũng

Dân Làm Báo xin chia sẻ với bạn đọc bản báo cáo số 45/2015 của Uỷ ban Nhân quyền (Human Rights Council - HRC) – Nhóm Theo dõi các trường hợp bị bắt giữ tuỳ tiện (Working Group on Arbitrary Detention – WGAD) về trường hợp của Nguyễn Viết Dũng. Theo thông tin trong bản báo cáo được công bố bởi WGAD, nhà cầm quyền Việt Nam không có bất kỳ câu trả lời nào trước các cáo buộc vi phạm Công ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân sự từ nhóm.

*

Bản thảo chưa sửa đổi Ủy ban nhân quyền 
Nhóm theo dõi các trường hợp bị tạm giam trái luật 

Các ý kiến được tổng hợp bởi nhóm theo dõi các trường hợp bị tạm giam trái luật trong phiên điều trần thứ 74, 30/11 đến 04/12/2015 

Báo cáo số 45/2015 đối với trường hợp Nguyễn Viết Dũng (Việt Nam) 

1. Nhóm theo dõi các trường hợp bị tạm giam trái luật được thiết lập theo nghị quyết số 1991/42 của Ủy ban Nhân quyền, trong đó đã được mở rộng và xác nhận sự ủy nhiệm cho nhóm theo nghị quyết số 1997/50. Hội đồng Nhân quyền xác nhận sự ủy nhiệm thông qua quyết định số 1/102 và gia hạn thời hạn cho sự ủy nhiệm đó trong ba năm thông qua nghị quyết số 15/18 ngày 20/9/2013. Sự ủy nhiệm được gia hạn thêm ba năm thông qua nghị quyết số 24/7 ngày 26/9/2013 

2. Theo đúng quy chuẩn thực thi các chức năng của Nhóm (A/HRC/30/69), ngày 29/9/2015 Nhóm theo dõi đã gởi các thông tin đến chính phủ Việt Nam về trường hợp liên quan đến Nguyễn Viết Dũng. Chính phủ Việt Nam đã không có phúc đáp đối với các thông tin này. 

3. Nhà nước Việt Nam là một thành viên của Công ước quốc tể về các quyền dân sự và chính trị: 

a) Nhóm theo dõi đánh giá sự tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện căn cứ vào các trường hợp sau: Khi không thể viện dẫn ra điều kiện căn bản về mặt pháp lý để biện minh cho sự tước đoạt quyền tự do (trong trường hợp một người bị tạm giữ sau khi đã hoàn tất thời gian thi hành bản án hoặc bất chấp sự ân xá áp dụng theo đúng hình luật) (mục I);

b) Sự tước đoạt tự do gây ra bởi việc thực thi các quyền và quyền tự do được đảm trong các điều 7, 13, 14, 18, 19, 20 và 21 của Tuyên bố phổ quát về nhân quyền và, trong chừng mực của một nhà nước thành viên cần được xem xét, bởi điều 12, 18, 19, 21, 22, 25, 26, và 27 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (mục II); 

c) Khi sự bất tuân hoàn toàn hay một phần các quy định quốc tế liên quan đến quyền được xét xử công bằng, được quy định trong Tuyên bố phổ quát về nhân quyền và trong các văn bản luật quốc tế liên quan đã được nhà nước thành viên công ước chấp thuận, chính là sự cáo buộc về việc tước đoạt tự do một cách tùy tiện (mục III); 

d) Trong trường hợp người tìm kiếm quy chế tị nạn, di dân hoặc người tị nạn là chủ thể bị câu lưu hành chánh trong thời gian dài mà không có thủ tục hành chính hoặc các hồ sơ hoặc biện pháp mang tính pháp lý 

e) Khi sự tước đoạt tự do được chứng minh vi phạm luật quốc tế với các lý do liên quan đến phân biệt đối xử dựa trên nơi sinh, quốc tịch, chủng tộc hoặc nguồn gốc xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, điều kiện kinh tế, quan điểm chính trị hoặc ý kiến khác biệt, giới tính, xu hướng tình dục hoặc trình trạng khiếm khuyết khả năng hoặc khác, và nó có mục đích rõ ràng hoặc có thể tạo ra lý do bỏ qua quyền bình đẳng về nhân quyền (mục V). 

Nội dung đệ trình 

Thông tin từ nguồn cung cấp 

4. Ông Nguyễn Viết Dũng, sinh ngày 19/6/1986, là công dân nước CHXHCN Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Yên Thành, Nghệ An, Việt Nam. 

5. Ông Nguyễn Viết Dũng, một kỹ sư điện đã tốt nghiệp, đã có tuyên bố vào đầu tháng 4/2015 về ý định đứng ra thành lập đảng công dân Việt Nam nhắm đến mục tiêu phổ biến nhân quyền và chí hướng tạo tiền đề cho một nền dân chủ đa đảng ở quốc gia ông. 

6. Nguồn tin cung cấp cho biết, vào ngày 12/4/2015 ông Nguyễn Viết Dũng đã bị bắt giam một cách tùy tiện. Nguồn tin cung cấp cho biết rằng trong cùng ngày hôm đó ông Dũng đã có tham dự một đợt tuần hành ôn hòa gồm khoản 100 thành viên nhằm phản đối chính quyền thành phố Hà Nội đốn hạ cây xanh ở trung tâm thành phố. Theo tin cung cấp, đợt tuần hành hôm đó kết thúc mà không có sự va chạm ngào với lực lượng công an địa phương. Tuy nhiên, sau khi tuần hành kết thúc, ông Dũng và bốn thành viên khác bị lực lượng công an vây ráp và cho biết rằng các thành viên này đã gây rối trật tự công cộng. Ông Dũng và 4 thành viên khác sau đó bị tạm giữ tại công an quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 

7. Bốn thành viên bị tạm giữ chung đợt với ông Dũng đã được trả tự do 2 ngày sau vào ngày 14/4/2015. Tuy nhiên, ông Dũng tiếp tục bị tạm giữ. Vào ngày 19/4/2015, công an quận Hoàn Kiếm đã phát đi lệnh tạm giam đối với ông Dũng căn cứ vào điều mà họ cáo buộc ông Dũng đã vi phạm điểu 245 của bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt nam. Ông Dũng bị cáo buộc tội gây rối trật tự công cộng. 

8. Nguồn tin cung cấp cho biết rằng ông Dũng hiện thời đang bị giam giữ tại trại tạm giam số 1 thuộc công an thành phố Hà Nội trong khi chờ đội điều tra xét hỏi thuộc công an Hà Nội xem xét các hoạt động liên quan đến chính trị của ông Dũng. Buổi hỏi cung đầu tiên, có sự tham dự của luật sư đại diện cho ông Dũng, diễn ra vào ngày 23/9/2015. Buổi hỏi cung thứ hai vẫn đang chờ thông báo. Sau khi diễn ra buổi hỏi cung lần hai, hồ sơ của ông Dũng sẽ được xem xét chuyển sang phòng công tố để tiến hành xét hỏi. 

9. Nguồn tin cung cấp lập luận rằng sự tước đoạt tự do của ông Nguyên nằm trong trường hợp các quy định của mục II và mục V theo như phân định của Nhóm theo dõi. Theo nội dung mục II, nguồn tin cung cấp đưa ra lập luận rằng việc bắt giữ người và tiếp tục tước đoạt sự tự do của ông Dung diễn ra là do bởi các hoạt động ôn hòa và hợp pháp của ông Dũng trên tinh thần hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam. Nguồn tin cung cấp lập luận rằng ông Dũng đã bị tước đoạt quyền tự do của cá nhân với các lý do bị phân biệt đối xử dựa trên quan điểm chính trị của ông ấy và việc đó đã tạo ra hệ quả bất chấp quyền bình đẳng trong nhân quyền (mục V) 

Phúc đáp từ chính quyền

10. Nhóm theo dõi rất lấy làm tiếc là chính quyền đã không có phản hồi đối với các cáo buộc nói trên dù đã được chuyển đến họ vào ngày 29/9/2015 vừa qua.

Thảo luận

11. Nhóm Theo Dõi liên lạc chính phủ nước CHXHCN Việt Nam yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về cáo buộc nêu trên cũng như về tình trạng hiện tại của ông Nguyễn Viết Dũng, và đề nghị giải thích rõ ràng về điều luật biện hộ cho việc tiếp tục giam giữ ông ta. 

12. Cho dù không nhận được bất cứ thông tin gì từ chính phủ Việt Nam, Nhóm Theo dõi cho rằng có thể đưa ra nhận định trong vụ việc này căn cứ vào những thông tin nhận được phù hợp với đoạn 16 của phương pháp làm việc của nhóm. 

13. Trong vụ việc này, chính phủ Việt Nam đã lựa chọn cách không phản hồi cáo buộc có căn cứ. Nhóm đã thận trọng thành lập những phương pháp để giải quyết các vấn đề liên quan tới các chứng cứ (1). Nếu nguồn cáo buộc xác minh được vụ việc này vi phạm điều kiện tất yếu của quốc tế để trở thành một vụ bắt giữ vô cớ, thì trách nhiệm chứng minh phải được hiểu rằng thuộc về chính phủ Việt Nam nếu họ muốn bác bỏ cáo buộc đó. Vì thế, Nhóm phải đưa ra Nhận Định căn cứ trên cáo buộc của nguồn. 

14. Khởi đầu, liên quan đến việc vi phạm luật pháp quốc gia, Nhóm muốn xác định là bất cứ luật pháp quốc gia nào đụng đến bắt bớ và giam giữ phải được hình thành và áp dụng một cách phù hợp dựa trên các luật lệ quốc tế liên quan đã được đặt ra trong Tuyên Cáo Chung về Nhân Quyền hoặc trong các luật lệ quốc tế liên quan mà quốc gia đó đã cam kết. Do đó, cho dù việc bắt bớ và giam giữ đúng với luật lệ quốc gia, Nhóm phải xác định là việc giam giữ phù hợp với luật lệ nhân quyền quốc tế. 

15. Trong bối cảnh này, việc luật lệ không rõ ràng và cách áp dụng thái quá rất có thể đã làm cho luật lệ đó đối nghịch với quy tắc tương ứng của luật lệ quốc tế về cách áp dụng luật hình sự. Nhận định của Nhóm Theo dõi là điều luật 245 của Bộ Luật Hình Sự của nước CHXHCN Việt Nam và cách áp dụng thái quá của điều luật này rất đáng quan ngại. 

16. Dựa trên tình huống tổng quát đã khiến ông Nguyễn Viết Dũng bị bắt và giam giữ, Nhóm Theo dõi nhận định việc tước đoạt sự tự do của ông Nguyễn Viết Dũng nằm trong Hạng 1 và Hạng 3 theo sự phân loại của Nhóm. Cơ sở kết luận trong việc này dựa trên chuỗi sự kiện sau: 

1) Dũng bị bắt ngày 12/04/2015 mà không có trát toà (lệnh của tòa án) hoặc bất cứ tuyên bố cáo trạng hợp pháp nào lúc đó; 

2) Trát toà và cáo trạng được đưa ra vào ngày 19/04/2915, tức 8 ngày sau khi bị bắt giam, bởi công an chứ không phải công tố viên; 

3) Dũng đã bi giam giữ tại trụ sở công an trong thời gian dài hơn 8 tháng trước khi bị truy tố ra toà; 

4) Ngay tại trụ sở công an, việc kéo dài và thi hành pháp luật không đúng đắn đã biểu lộ rõ khi ông Dũng chỉ bị hỏi cung một lần vào ngày 23/09/2015. 

17. Nhóm Theo dõi xác định là việc tước đoạt sự tự do của ông Nguyễn Viết Dũng đã vi phạm Điều 9 của Tuyên Bố Nhân Quyền là ngăn cấm việc vô cớ bắt bớ và giam giữ, một vi phạm nghiêm trọng quy tắc tiêu chuẩn về nhân quyền, phản ảnh qua cách áp dụng luật của quốc gia và nghĩa vụ với luật pháp quốc tế. Việc bắt giữ này cũng vi phạm điều 9, đoạn 1 của Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, đã quy định "Không một ai bị bắt bớ và giam giữ vô cớ. Không một ai bị tước đoạt tự do, trừ trường hợp theo quy trình đã được quy định bởi pháp luật."

18. Sự vi phạm pháp luật cũng đã xảy ra như ở đoạn 2 của điều luật chỉ rõ bất cứ người nào bị bắt giữ phải được thông báo, ngay lúc bị bắt, lý do bị bắt giữ và phải được thông báo ngay các tội trạng của người đó.

19. Điều luật 9, đoạn 3, của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị đã đưa ra hai trách nhiệm tích hợp là người bị bắt giữ phải được dẫn giải để gặp một thẩm phán ngay trong những ngày đầu khi bị tước đoạt tự do và phải được một phán quyết của toà án ngay không được chậm trễ vô cớ, nếu không thì người bị bắt giữ phải được thả ra ngay.(2)

20. Điều khoản này được bổ sung bởi phần 2, đoạn 3, điều luật 9 là "không thể nào có luật lệ thông thường là những người chờ ngày ra toà buộc phải bị giam giữ, nhưng phải được trả tự do với điều kiện bảo đảm sẽ ra hầu toà, tại bất cứ giai đoạn nào của quy trình tố tụng, và nếu cần thiết, để thi hành án toà". Theo đó, sự tự do được công nhận là yếu tố căn bản và việc giam giữ chỉ là một ngoại lệ để thực thi công lý.(3)

21. Nhóm Theo dõi cũng muốn nhắc đến lời dẫn giải số 35 (2014) của Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền(4) là "không thể có lối làm việc bình thường là buộc các nghi can phải bị giam giữ trước khi xử án. Việc giam giữ trước khi xử án phải được quyết định căn cứ trên mỗi trường hợp nếu việc giam giữ là hợp lý và cần thiết trong mọi bối cảnh, với mục đích như để ngăn cản tẩu thoát, can thiệp vào chứng cứ, hoặc tiếp tục gây án."

22. Với sự hình thức áp dụng vào khung Hạng 3, như đã xếp hạng bởi Nhóm Theo dõi, chúng tôi cũng muốn quan tâm nhắc nhở là việc giam giữ trước khi xử án kéo dài đến khoảng 8 tháng, như đã thấy cụ thể trong trường hợp của ông Nguyễn Viết Dũng, cấu thành một sự vi phạm rõ ràng với luật lệ quốc tế đã được thiết lập từ lâu là việc giam giữ trước khi xử án phải là một ngoại lệ và trong thời gian ngắn nhất có thể(5). Trong báo cáo hàng năm (A/HRC/19/57, paras. 48-58), Nhóm Theo dõi cũng đã nhấn mạnh là việc giam giữ trước khi xử án phải là một biện pháp ngoại lệ.

23. Quyền được xét xử công bằng đã được thiết lập từ lâu trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là dưới điều 10 và 11 của Bản Tuyên Bố Chung về Nhân Quyền. Điều 10 của Bản Tuyên Bố Chung về Nhân Quyền quy định mọi người đều được quyền bình đẳng để có một phiên toà công bằng và công khai với một hội đồng xét xử độc lập và không thiên vị, trong quy trình xét xử định đoạt quyền lợi, nghĩa vụ, và tội trạng của nghi can. Điều 9, đoạn 4, của ICCPR cũng quy định là bất cứ ai bị tước đoạt tự do vì bị bắt và giam giữ phải được hưởng quyền ra trước toà để toà án có thể quyết định không chậm trễ về tính cách hợp pháp của việc bắt giữ và tuyên bố trả tự do nếu việc bắt giữ là bất hợp pháp. Việc tước đoạt tự do của ông Nguyễn Viết Dũng là vô cớ dựa trên các tiêu chuẩn nói trên của quy tắc quốc tế về giam giữ.

Nhận định

24. Qua những quan điểm trên, Nhóm Theo dõi có những nhận định sau đây:

Việc tước đoạt tự do của ông Nguyễn Viết Dũng vi phạm điều 9, 10, và 11 của Bản Tuyên Bố Chung về Nhân Quyền và điều 9(1), 9(2), 9(3), 9(4), 10, và 11 của Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Việc bắt giữ là vô cớ và trường hợp này rơi vào Hạng 1 và Hạng 3 trong các hồ sơ gởi về Nhóm.

25. Vì nhận định trên, Nhóm Theo dõi yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy làm những bước cần thiết để nhanh chóng điều chỉnh tình trạng của ông Nguyễn Viết Dũng để phù hợp với tiêu chuẩn và nguyên tắc đặt ra trong Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị. 

26. Nhóm Theo dõi nhận định rằng, sau khi xem xét tất cả các tình tiết về vụ việc này, biện pháp khắc phục hợp lý là hãy trả tự do ngay cho ông Nguyễn Viết Dũng và tạo điều kiện cho ông đòi bồi thường thiệt hại như đã được quy định trong điều 9, đoạn 5, trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị.


Dịch bởi:


_______________________________________

Chú thích:

(1) See, for example, Report of the Working Group, A/HRC/19/57, para. 68.
(2) Report of the Working Group, A/HRC/19/57, para. 53.
(3) Ibid, para. 54
(4) General Comment No. 35 of the Human Rights Committee, para. 38
(5) See, for example, Human Rights Committee, Communication No. 1787/2008, CCPR/C/107/D/1787/2008, paras. 7.3-4.

No comments:

Post a Comment