Sunday, February 14, 2016

Bán lẻ Việt về tay ngoại: “Trông thế thôi mà nguy hiểm lắm”!

Nguyễn Tuyền-14/02/2016 - 08:00

Dân trí Xung quanh thông tin thêm một đại gia bán lẻ hàng đầu tại Việt tiếp tục bán mình cho đối tác ngoại, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Mua bán, sáp nhập (M&A) là chuyện bình thường trong kinh doanh, nhưng đối với ngành bán lẻ lại khác, trông vậy thôi nhưng nguy hiểm lắm!

Chiếm phần ngon, quả ngọt
Năm 2015 thực sự là năm “dậy sóng” đúng nghĩa của thị trường bán buôn, bán lẻ Việt Nam, khi lần lượt nhiều đại gia bán lẻ lớn nhỏ từng có thời kỳ hưng thịnh tại Việt Nam rơi vào tay của các ông chủ nước ngoài từ Thái Lan, đến Hàn Quốc, Nhật Bản… Điển hình nhất là các cuộc M&A Metro, Nguyễn Kim của tỷ phú Thái, rồi đến thông tin Big C được rao bán để cơ cấu vốn hoặc đàm phán tìm đối tác chiến lược.

Năm 2015 thực sự là năm “dậy sóng” đúng nghĩa của thị trường bán buôn, bán lẻ Việt Nam
Năm 2015 thực sự là năm “dậy sóng” đúng nghĩa của thị trường bán buôn, bán lẻ Việt Nam
Trước đó, có nhiều hãng bán lẻ của DN Việt trong nước cũng ồ ạt mở ra, nhưng rồi cũng thui chột hoặc chịu cảnh bán rẻ cho nước ngoài. Như kênh bán lẻ G7 Mart của Trung Nguyên hay trước đó, Family Mart (một liên doanh bán lẻ hơn 200 cửa hàng giữa đối tác Việt - Nhật) cũng phải bán mình cho đại gia Thái Lan vì lâm cảnh thua lỗ.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO cho biết: "Không có cách hiểu ngây thơ là các DN Thái mua lại hệ thống siêu thị Việt để mong muốn tìm kiếm lợi nhuận từ bán lẻ. Cái họ tính đó là chiến lược xâm lấn hàng Thái sang Việt Nam. Từ các siêu thị lớn đã bị mua, các hàng hoa quả, bánh kẹo... của Thái nghiễm nhiên sang Việt Nam trong khi đó, các loại trái cây, bánh kẹo Việt bị đánh bật ra ngoài cửa hàng tạp hóa, vỉa hè, lòng lề đường. Đối với người tiêu dùng thì đây là lợi ích, nhưng đối với sản xuất trong nước, đây thực sự là thất bại bởi sân của mình không giữ được thì sao chúng ta có thể đi đá sân nước ngoài được”.
Theo đánh giá của các hãng tư vấn kinh tế, 2015 là năm bùng nổ của mua bán sáp nhập tại Việt Nam với số thương vụ hoàn thành có giá trị trên 4,3 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng này được dự đoán sẽ được kế thừa trong năm 2016 khi các hiệp định thương mại được thực thi và các văn bản luật pháp mới có hiệu lực.
Đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đều có chung nhận định: Việt Nam đang là điểm nóng của doanh thu bán lẻ của Đông Nam Á và châu Á, với sức mua lớn, dân đô thị đông, đặc biệt quá trình đô thị hóa ngày một mạnh hơn. Hiện tiêu dùng siêu thị, trung tâm thương mại (tiêu dùng hiện đại) chỉ chiếm 25% tổng mức bán lẻ, nhưng con số này tăng trưởng hơn 7% trong thời kỳ 2005 -2010 và tăng 12% trong 2010 cho đến nay.
Năm 2020, quy mô thị trường bán lẻ được dự báo sẽ đạt và vượt mức 10 tỷ USD, trong đó bán lẻ hiện đại sẽ chiếm trên 45% (4,5 tỷ USD), con số hấp dẫn hàng đầu châu Á. Nếu xu hướng đổ bộ ồ ạt của đại gia ngoại tiếp tục, các doanh nghiệp bán lẻ Việt sẽ tiếp tục bất lợi trong cuộc chia lợi lộc thị trường.
Dồn ép, đánh bật DN Việt, hàng Việt
Ngoài xu hướng có nhiều đối tác ngoại đến từ Nhật, Hàn hay Philipines đổ tiền trực tiếp mở siêu thị, kênh phân phối tại Việt Nam thì hoạt động đầu tư gián tiếp qua mua bán sáp nhập cho thấy bán lẻ Việt đang và sẽ là điểm nóng của khu vực, thu hút dòng vốn hàng đầu trong thời gian tới.
Theo nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Khi tôi còn làm Bộ trưởng Thương mại, điều trăn trở nhất của tôi là làm sao mở được càng nhiều kênh bán lẻ, cửa hàng phân phối càng tốt. Tư duy làm kinh tế của người Việt Nam là tiểu canh, tự làm, tự bán và không tuân theo quy luật thị trường. Chính vì vậy từ xưa đến nay, các doanh nghiệp Việt vẫn yếu nhất là khâu phân phối, liên kết.
Đến khi kinh tế thị trường xuất hiện, họ chạy đua sản xuất theo phong trào khiến được mùa mất giá, được giá lại mất mùa. Người có tư duy chủ yếu xuất hàng ra nước ngoài, còn bỏ bê thị trường trong nước.
Trong nước, thị trường tiêu dùng của hơn 90 triệu dân để cho các DN ngoại mặc sức nghiên cứu đến sử dụng các chiêu thức thâu tóm, ban đầu là liên doanh, hợp doanh, hiểu hơn thì họ mua cổ phần và giờ đây người Việt mới chóng mặt với các chiêu thức bỏ nhiều tỷ đô để mua đứt các siêu thị, cửa hàng phân phối, bán lẻ. Tham vọng của các ông chủ tư bản nước ngoài là cực lớn mà các DN Việt Nam không hề hay biết.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hệ thống bán lẻ là cứ điểm kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Chúng ta không thể thiếu được hệ thống này ở trong môi trường kinh doanh hiện đại. "Tôi thấy các DN Thái Lan mua Metro, Nguyễn Kim hay ý định đàm phán mua các hãng bán lẻ khác đều có ý đồ cả. Họ không đơn thuần là hãng bán lẻ mà là những tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, phân phối đủ mọi thứ nên việc chuyển hàng Thái sang Việt Nam là không khó, nhất là khi Việt Nam gia nhập thị trường tự do ASEAN.
Trong khi chúng ta còn loay hoay với xây dựng hệ thống phân phối, liên kết trong nước thì nhiều DN nước ngoài đã đặt 1 tảng đá lớn ngay giữa yết hầu của chúng ta. Nếu cứ ngồi rung đùi với ý nghĩ, còn hơn 75% tiêu dùng ở khu vực nông thôn”, ông Doanh nhấn mạnh.


No comments:

Post a Comment