Cuối giờ chiều ngày 05-01-2016, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam đã phản ứng trước việc Bộ Tài Chính có văn bản khẳng định tiếp tục tăng phí đường bộ qua trạm BOT từ ngày 01-01-2016.
Trạm thu phí Bến Thủy (ảnh: N.Thịnh)
Việc Bộ Tài Chính cho phép tăng phí đường bộ qua trạm BOT, có rất nhiều trường hợp đã vi phạm chính quy định trước đó do bộ này đưa ra. Quy định của thông tư số 159/2013/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành, thì chu kỳ tăng phí là định kỳ 3 năm một lần. Ngoại trừ các trạm thu phí mới đưa vào hoạt động từ 01-01-2016, thì có tới 23 trạm thu phí BOT đang thu với mức thu phí mới trên các tuyến quốc lộ đều chưa đúng định kỳ 3 năm. Chính vì vậy, đợt tăng phí lần này bị các doanh nghiệp vận tải cho rằng lạm thu, khi mà họ vừa phải đóng phí đường bộ hàng năm, đồng thời vừa bị thu phí qua trạm BOT. Không những phí tăng cao, mà các trạm BOT dày đặc đang khiến chi phí vận tải đội lên khá cao kể từ năm 2016.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cơ chế xây dựng và phê duyệt mức thu phí hiện nay là chắp vá. Khi doanh nghiệp kêu thì nâng lên, khi người dân than vì quá cao thì có cơ chế áp dụng cho người dân địa phương... Việc quy định mức phí quá cao tăng từ 2 đến 3 lần, trong khi lạm phát gần bằng 0 là điều bất hợp lý.
Tất cả các Dự án BOT trước khi khởi công đều đã có các chỉ tiêu kinh tế phê duyệt, và ký hợp đồng giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp BOT. Các chỉ tiêu đó, kể cả mức thu phí, được áp dụng cho cả đời dự án chứ không phải một vài năm. Việc cứ liên tục điều chỉnh cao nhiều lần không hợp lý. Người dân có quyền đặt vấn đề có lợi ích nhóm trong việc nâng phí đường bộ.
Nhiều chủ đầu tư còn nảy ra sáng kiến: một trạm thu cho ba bốn tuyến đường khác nhau. Kết quả là, có những xe đi một đoạn ngắn, hoặc chỉ đi một tuyến đường bị thu phí, lại vẫn phải trả phí cho cả 2, 3 tuyến đường. Đó là chuyện ở trạm thu phí Điện Thắng sau khi bỏ thu phí ở hai trạm Nam hầm Hải Vân và Hòa Phước, trạm thu phí đoạn quốc lộ 1 Đông Hà - thị xã Quảng Trị thu phí gộp cho cả đoạn quốc lộ 1 từ Đông Hà đến Gio Linh, còn trạm thu phí Bắc hầm Hải Vân thu cho cả dự án hầm Phú Gia và Phước Tượng.
Tương tự, trạm Bến Thủy thu cho 4 dự án BOT: đường tránh Vinh, đường tránh Hà Tĩnh, cầu QL46, cầu Nghi Xuân. Xe tải qua trạm, buộc phải đóng phí gộp cho cả 4 dự án. Chuyện “thu dùm” này còn có các trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6 ở tỉnh Hòa Bình…
Đúng là do ngân sách cạn kiệt, chính quyền CSVN đành phải “đói ăn vụng, túng làm càn!
01/05/2016 - 08:25
Vũ Minh Ngọc / SBTN
No comments:
Post a Comment