Wednesday, December 23, 2015

Nỗi khổ của nông dân Tây Bắc mùa giá rét

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
Theo RFA-2015-12-23 
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số địa phương núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có thể giảm tới 10-12 độ C
 Do ảnh hưởng của không khí lạnh, một số địa phương núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có thể giảm tới 10-12 độ C  Courtesy 24h.com.vn
Một mùa rét nữa lại về, một mùa Giáng Sinh cũng đang về. Nhưng con chiên của Chúa trên đất Tây Bắc năm nay lại phải đối mặt với giá rét, cái đói và nỗi lo cho mùa Tết sắp tới. Bởi chỉ cần một tháng lạnh kéo qua, chưa cần phải nói đến chuyện băng giá thì rau màu, cây trồng đón Tết trên đất Tây Bắc chết hàng loạt. Và mấy ngày gần đây, rét đậm, băng giá ở Tây Bắc đã làm cho người nông dân nơi đây bị thiệt hại nặng nề.
Ngành du lịch hút khách, nông dân có nguy cơ đói
Một nông dân người H.Mong tên Giàng Seo Trừ, ở Bắc Hà, Lào Cai, buồn bã chia sẻ: “Ở đây mùa lạnh khổ lắm. Không cần đợi đến tuyết rơi đâu. Mà lạnh là rau màu, trâu bò lăn ra chết vì lạnh rồi. Trường hợp tuyết rơi thì trâu bò, lộn gà lăn ra chết nhiều hơn, rau màu úng hết. Nói chung là không có gì để ăn vì ruộng bậc thang nhỏ lẻ, luôn bị thiếu lương thực. Chỉ có ngành du lịch là hái ra tiền thôi. Mùa này khách nhiều mà trâu bò cũng chết nhiều, họ chỉ cần mua với giá một phần ba bình thường, sau đó họ về giả thịt nai, thịt rừng, bán thu lãi cao ngất…”.
Ông Trừ nói thêm là ông cùng họ với ông Giàng Seo Phử, chỉ khác cái tên, ông Phử thì giàu có, mập mạp, ăn không hết còn ông Trừ, tuy là có bà con, cùng mang dòng máu nhưng không có đảng, không có chức quyền mặc dù học hành cũng ngang ngửa với ông Phử nhưng ốm o, đói khổ, làm mãi vẫn không ra.
Câu nói ban đầu tưởng như đùa của ông Trừ lại là một câu rất thật, ông Trừ bà con với ông Phử. Nhưng vấn đề bà con hay không bà con ở đây không quan trọng. Ông Trừ nói rằng bà con nhưng không đồng chí thì cũng thua. Ông là một con chiên ngoan đạo, ông Phử là một đảng viên, có lẽ vì vậy mà hai người chưa bao giờ nói chuyện với nhau.
Ông Trừ nói rằng nếu như có cơ hội, ông sẽ nói với ông Phử hai vấn đề: Bán vé số không thể nào là người có thu nhập cao và; Làm du lịch như hiện tại chẳng khác nào bóp cổ người nông dân, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
Ở vấn đề thứ nhất, ông Trừ nói rằng hầu hết những người không còn đủ sức đi làm thuê, không có ruộng hoặc nếu có ruộng thì mảnh ruộng nhỏ xíu như vũng nước trâu… Vì thiếu những thứ căn bản để trở thành một nông dân hoặc thiếu sức khỏe để lao động, làm ruộng, làm rừng thì người ta mới chọn đi bán vé số.
Ở đây mùa lạnh khổ lắm. Không cần đợi đến tuyết rơi đâu. Mà lạnh là rau màu, trâu bò lăn ra chết vì lạnh rồi. Trường hợp tuyết rơi thì trâu bò, lộn gà lăn ra chết nhiều hơn, rau màu úng hết...Chỉ có ngành du lịch là hái ra tiền thôi
Anh Giàng Seo Trừ, người H.Mong
Bản thân ông Phử cũng từng làm Chủ tịch, rồi Bí thư tỉnh ủy Lào Cai, từng quản lý các cơ quan, công ty, ông cũng thừa biết là năm nào ngành xổ số kiến thiết Lào Cai cũng báo cáo không đạt chỉ tiêu vì số lượng vé tiêu thụ quá thấp. Như vậy, một công ty lớn với hàng trăm đại lý và hàng chục ngàn người đi bán, thu vào 90% tiền bán vé mà vẫn than không đạt chỉ tiêu thì liệu một người đi bán, nghĩa là một phần nhỏ trong hàng chục ngàn người đó với thu nhập 10% tiền tấm vé đi bán ngoài đường, chi phí các loại thì tự lo. Liệu họ có thu nhập cao nổi không?
Hơn nữa, có người nào đi bán vé số mỗi ngày kiếm được hai trăm ngàn đồng chưa, chắc chắn là quá hiếm hoi. Vì mức trung bình của một người bán vé số mỗi ngày là 50 vé đến 70 vé, tổng thu nhập mỗi ngày của họ dao động từ 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng. Như vậy gọi là cao thì cái cao của ông Phử nói nó nằm ở chỗ nào.
Ông Trừ nói rằng sở dĩ ông phải nêu đích danh ông Phử ra để nói về nỗi khổ của người dân tộc thiểu số Tây Bắc bởi ông Phử cũng là một người H.Mong, từng sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi H.Mong. Lẽ ra ông phải hiểu nỗi khổ của người dân, chứ cứ nói bung lung boa loa như đã nói thì người dân sẽ còn khổ dài dài bởi vì hầu hết người dân tộc thiểu số Tây Bắc đang bị biến thành sinh vật cảnh cho công nghiệp du lịch.
Một nông dân H. Mong trên phố Cầu Mây, Sapa, Lào Cai (RFA)
Một nông dân H. Mong trên phố Cầu Mây, Sapa, Lào Cai (RFA)
Ông Trừ dẫn chứng vấn đề trồng su hào, trồng rau màu của người dân Tây Bắc đều góp phần rất lớn vào cảnh quang du lịch nơi đây, đồng thời cũng góp một nguồn lớn rau sạch vào cộng đồng bởi người thiểu số vẫn giữ cách trồng rau truyền thống là tưới bằng bánh dầu ngâm và bón lót bằng phân chuồng. Thậm chí đời sống, sinh hoạt của người dân cũng là điểm tham quan của khách du lịch.
Ngành diu lịch hái ra tiền nhưng người dân thì đối mặt với hàng ngàn nỗi khó khăn, khốn khổ. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một chính sách nào dành cho người nông dân, nhằm bảo vệ đầu ra sản phẩm nông nghiệp cũng như đôn đáo, khích lệ, hỗ trợ cho người nông dân yên tâm làm ăn.
Hàng loạt vườn rau bị úng tuyết mỗi năm làm tổn thất nặng nề. Năm sau có nhiều người đi bán vé số, đi bán hàng lưu niệm nhiều hơn năm trước. Ông Trừ nói rằng nếu như có một chính sách ổn định nông nhiệp thì người đồng bào thiểu số sẽ không bị vất vưởng đi bán vé số, đi lượm rác, đi ngửa tay xin tiền khách du lịch như hiện tại.
Tết nào cũng phải ngửa tay nhận từ thiện
Một người dân tộc Thái, tên Phụng, sống ở Simacai, Lào Cai, chia sẻ thêm: “Ở đây thì cần nhà nước hỗ trợ mình phát triển nông nghiệp thì đời sống của người dân sẽ tốt hơn. Nhưng chủ yếu người ta phát triển du lịch chứ nông dân không được hỗ trợ gì. Và lại nông nghiệp hiện tại cũng không có gì để mà sống…”.
Theo ông Phụng, tình hình mùa lạnh ở các huyện Bát Xát, Bắc Hà, phố Ràng, phố Lu, phố Hiến, huyện Bảo Thắng, Bảo Yên… khá trầm trọng và rau màu trồng mùa đón Tết dương lịch cũng như đất đai chuẩn bị trồng rau màu đón Tết âm lịch đã bị hỏng hoàn toàn. Mùa Noel năm nay, những con chiên dân tộc thiểu số của Chúa phải đón một mùa Giáng Sinh buồn bởi nỗi lo bộn bề về đời sống, về mùa màng vây bủa.
Ông Phụng cho rằng nếu như có một chính sách tốt, đủ đảm bảo tự do tôn giáo và có một sách lược kinh tế hợp lý, bảo đảm đời sống của người nông dân các dân tộc thiểu số đã khá hơn rất nhiều. Bởi trước đây, khi nhà nước phá bỏ cây thuốc phiện, đưa cây ngô về trồng ở các bản, người dân hoàn toàn thất bại bởi không có kĩ thuật, thiếu nước và lâm nợ vì phải vay vốn. Bây giờ, công nghiệp du lịch phát triển, nhưng người nông dân vẫn tự cung tự cấp bằng vài vạt lúa ruộng bậc thang, vài luống rau cải, su hào, không hề có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.
Ở đây thì cần nhà nước hỗ trợ mình phát triển nông nghiệp thì đời sống của người dân sẽ tốt hơn. Nhưng chủ yếu người ta phát triển du lịch chứ nông dân không được hỗ trợ gì
Anh Phụng, người dân tộc Thái
...Ở đây thì cần nhà nước hỗ trợ mình phát triển nông nghiệp thì đời sống của người dân sẽ tốt hơn. Nhưng chủ yếu người ta phát triển du lịch chứ nông dân không được hỗ trợ gì.Một người dân tộc Thái, tên Phụng
Đó là không muốn nói đến việc mỗi mùa lạnh, số lượng trâu bò của đồng bào thiểu số bị chết hàng loạt. Bà con phải bán tháo với giá rẻ bèo, không bằng một phần ba giá bình thường. Và những mùa lạnh, ngành du lịch hốt bạc trong vấn đề mua thịt trâu, thịt bò của người thiểu số về giả thịt nai phục vụ cho lượng khách đang tăng vọt.
Ông Phụng cho biết thêm là khi giá rét, người nông dân đau khổ bao nhiều thì các chủ khách sạn, nhà hàng ở các khu du lịch mở cờ trong bụng bấy nhiêu. Bởi thu nhập của họ sẽ tăng vọt nhờ vào mua nguồn rau và nguồn thịt bán tháo của bà con nông dân. Cộng vào đó, hầu như mọi chính sách, mọi dự án xây dựng ở miền núi Tây Bắc đầu nhằm phục vụ du lịch, ruộng nương của bà con nông dân đang nhỏ hẹp dần, cái đói đang hiện ra trước mắt.
Để kết thúc câu chuyện, ông Phụng nói rằng bà con nông dân Tây Bắc chỉ cần nhà nước xử sự một cách công bằng, chính sách phải hài hòa giữa nông nghiệp và du lịch thì đời sống bà con sẽ tự phất lên. Bà con không bao giờ mong mỏi chuyện mất mùa, đói khổ để rồi ngửa tay nhận cứu trợ, từ thiện. Chuyện này đã xảy ra nhiều năm rồi, nhà nước phải có cách để chấm dứt nó!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

No comments:

Post a Comment