Hạ Trắng (Danlambao) - Trong khi Việt Nam là một trong những nước liên quan trực tiếp và là nạn nhân nặng nề nhất của “Đường lưỡi bò” do Bắc Kinh vẽ ra, thì nhà cầm quyền cộng sản chỉ cử người đến dự và theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài vụ kiện giữa Philippines với Tàu cộng với tư cách quan sát viên. Tư cách này còn được gọi là tư cách hèn mạt...
*
Từ ngày 7/7/2015, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại The Hague, Hoà Lan đã bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung cộng ở Biển Đông. Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dựa vào “Đường chín đoạn” hay còn gọi là “Đường lưỡi bò” do chính Trung cộng tự vẽ ra. “Đường lưỡi bò” này cũng đi vào sát bờ của các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.
Hàng nghìn tài liệu đã được Philippinnes chuyển tới PCA kể từ khi Manila bắt đầu khởi kiện vào đầu năm 2013. Một đội ngũ hùng hậu gồm những quan chức cao cấp của chính phủ và những nhà ngoại giao, những luật sư nổi tiếng được đưa tới phiên tòa cho thấy những nỗ lực không ngừng và quyết tâm của Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Không có cơ sở pháp lý cũng như những bằng chứng lịch sử để khẳng định tính hợp pháp của “Đường chín đoạn” nên đương nhiên Trung cộng từ chối tham gia vụ kiện. Trung cộng lấy lý do rằng tòa án trọng tài quốc tế The Hague, Hà Lan, không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines. Lối hành xử ỷ mạnh hiếp yếu, vừa ăn cắp vừa la làng và bất chấp luật pháp cũng như dư luận Quốc tế của Trung cộng một lần nữa được đưa ra khi lớn tiếng đe dọa Philippinnes rằng “chớ có đối đầu”. Bắc Kinh cũng buộc tội Manila là đang “khiêu khích chính trị” để “buộc Trung cộng phải thỏa hiệp”.
Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước liên quan trực tiếp và là nạn nhân nặng nề nhất của “Đường lưỡi bò” do Trung cộng vẽ ra thì nhà cầm quyền cộng sản lại chỉ “cử đoàn đến dự và theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài vụ kiện này với tư cách quan sát viên”.
Nguyên văn câu trả lời phỏng vấn tờ VnExpress của Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ ngoại giao VN như sau: “Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam đã cử đoàn đến dự và theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài vụ kiện này với tư cách quan sát viên”.
Câu trả lời trên có hai điểm cần chú ý:
Thứ nhất, Lê Hải Bình đã đại diện cho Bộ Ngoại giao, còn được hiểu là quan điểm của nhà nước CHXHCNVN để thừa nhận theo hướng có lợi cho Trung cộng rằng: vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam đã trở thành vùng biển bị tranh chấp (với Trung cộng). Từ vùng biển của Việt Nam biến thành vùng biển có tranh chấp sẽ dẫn đến vùng biển thuộc chủ quyền của Trung cộng. Và để thực hiện tiến trình biến biển của ta thành biển của “láng giềng” bốn tốt mười sáu chữ vàng khè không có gì khó. Cứ giải quyết bằng con đường ngoại giao song phương, thực hiện hàng loạt những chuyến đi đêm giữa các “đồng chí” lãnh đạo hai đảng cướp là xong hết, êm hết. Những kẻ có lợi nhất trong việc mua bán chủ quyền này đương nhiên là Trung cộng- kẻ cướp nước và Việt cộng- kẻ bán nước. Thiệt hại nặng nề nhất và có thể dẫn đến mất nước là Nhân dân Việt Nam, Dân tộc Việt Nam. Một khi đã là những thỏa thuận, những mua bán được gọi dưới cái tên rất mỹ miều là “giải quyết song phương” thì mọi nỗ lực của người dân Việt Nam hay của cộng đồng Quốc tế đều trở nên bất lực.
Thứ hai, phái đoàn Việt Nam đến phiên tòa với mục đích là để “theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài”, tức là một cách gián tiếp tiếp tay cho Trung cộng trong việc cho rằng tòa án trọng tài quốc tế The Hague, Hà Lan, không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines.
Nếu Philippines thắng kiện, tức tòa phán quyết “Đường chín đoạn” của Trung cộng là bất hợp pháp thì không những Philippines mà ngay cả Việt Nam và những nước liên quan khác như Brunei, Malaysia đều sẽ được “hưởng lợi”, ít ra là về mặt pháp lý để tạo những bước thuận lợi cho vấn đề chủ quyền của những nước này.
Bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ thấy quyết tâm báo hiếu đến cùng của đứa con hoang đàng Việt cộng đối với tên bố tham tàn mang tên Trung cộng.
10.07.2015
*
Từ ngày 7/7/2015, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại The Hague, Hoà Lan đã bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung cộng ở Biển Đông. Trung cộng đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông dựa vào “Đường chín đoạn” hay còn gọi là “Đường lưỡi bò” do chính Trung cộng tự vẽ ra. “Đường lưỡi bò” này cũng đi vào sát bờ của các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.
Hàng nghìn tài liệu đã được Philippinnes chuyển tới PCA kể từ khi Manila bắt đầu khởi kiện vào đầu năm 2013. Một đội ngũ hùng hậu gồm những quan chức cao cấp của chính phủ và những nhà ngoại giao, những luật sư nổi tiếng được đưa tới phiên tòa cho thấy những nỗ lực không ngừng và quyết tâm của Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Không có cơ sở pháp lý cũng như những bằng chứng lịch sử để khẳng định tính hợp pháp của “Đường chín đoạn” nên đương nhiên Trung cộng từ chối tham gia vụ kiện. Trung cộng lấy lý do rằng tòa án trọng tài quốc tế The Hague, Hà Lan, không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines. Lối hành xử ỷ mạnh hiếp yếu, vừa ăn cắp vừa la làng và bất chấp luật pháp cũng như dư luận Quốc tế của Trung cộng một lần nữa được đưa ra khi lớn tiếng đe dọa Philippinnes rằng “chớ có đối đầu”. Bắc Kinh cũng buộc tội Manila là đang “khiêu khích chính trị” để “buộc Trung cộng phải thỏa hiệp”.
Trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước liên quan trực tiếp và là nạn nhân nặng nề nhất của “Đường lưỡi bò” do Trung cộng vẽ ra thì nhà cầm quyền cộng sản lại chỉ “cử đoàn đến dự và theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài vụ kiện này với tư cách quan sát viên”.
Nguyên văn câu trả lời phỏng vấn tờ VnExpress của Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ ngoại giao VN như sau: “Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam đã cử đoàn đến dự và theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài vụ kiện này với tư cách quan sát viên”.
Câu trả lời trên có hai điểm cần chú ý:
Thứ nhất, Lê Hải Bình đã đại diện cho Bộ Ngoại giao, còn được hiểu là quan điểm của nhà nước CHXHCNVN để thừa nhận theo hướng có lợi cho Trung cộng rằng: vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam đã trở thành vùng biển bị tranh chấp (với Trung cộng). Từ vùng biển của Việt Nam biến thành vùng biển có tranh chấp sẽ dẫn đến vùng biển thuộc chủ quyền của Trung cộng. Và để thực hiện tiến trình biến biển của ta thành biển của “láng giềng” bốn tốt mười sáu chữ vàng khè không có gì khó. Cứ giải quyết bằng con đường ngoại giao song phương, thực hiện hàng loạt những chuyến đi đêm giữa các “đồng chí” lãnh đạo hai đảng cướp là xong hết, êm hết. Những kẻ có lợi nhất trong việc mua bán chủ quyền này đương nhiên là Trung cộng- kẻ cướp nước và Việt cộng- kẻ bán nước. Thiệt hại nặng nề nhất và có thể dẫn đến mất nước là Nhân dân Việt Nam, Dân tộc Việt Nam. Một khi đã là những thỏa thuận, những mua bán được gọi dưới cái tên rất mỹ miều là “giải quyết song phương” thì mọi nỗ lực của người dân Việt Nam hay của cộng đồng Quốc tế đều trở nên bất lực.
Thứ hai, phái đoàn Việt Nam đến phiên tòa với mục đích là để “theo dõi phiên tranh tụng về vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài”, tức là một cách gián tiếp tiếp tay cho Trung cộng trong việc cho rằng tòa án trọng tài quốc tế The Hague, Hà Lan, không có thẩm quyền xem xét vụ kiện của Philippines.
Nếu Philippines thắng kiện, tức tòa phán quyết “Đường chín đoạn” của Trung cộng là bất hợp pháp thì không những Philippines mà ngay cả Việt Nam và những nước liên quan khác như Brunei, Malaysia đều sẽ được “hưởng lợi”, ít ra là về mặt pháp lý để tạo những bước thuận lợi cho vấn đề chủ quyền của những nước này.
Bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ thấy quyết tâm báo hiếu đến cùng của đứa con hoang đàng Việt cộng đối với tên bố tham tàn mang tên Trung cộng.
10.07.2015
No comments:
Post a Comment