Wednesday, November 19, 2014

Quân đội Nhật Bản cải tổ, đề phòng tham vọng bá quyền của Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

Quân Cục phòng vệ Nhật sẵn sàng chiến đấu
Quân Cục phòng vệ Nhật sẵn sàng chiến đấu
Quân đội Nhật Bản vẫn ráo riết đề phòng tham vọng bá quyền của Trung Quốc(TQ), khi vẫn có nguy cơ xung đột vũ trang Nhật - Trung trong tranh chấp biển đảo, dù gần đây đã có cú bắt tay lịch sử giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỳ APEC 2014 vừa qua.

Từ lâu, quân đội Nhật hoạt động trong sự mâu thuẫn: nằm trong nhóm quốc gia chịu chi quân sự nhất thế giới, với gần 50 tỉ USD trong năm 2013, nhưng hiến pháp yêu chuộng hòa bình của Nhật lại cấm quân đội tham gia chiến tranh, thậm chí không được duy trì không - hải quân và bộ binh.
Mạnh tay chi 240 tỉ USD cho quốc phòng
Đến tháng 7, chính phủ Abe thông qua một sự sửa đổi điều khoản 9 trong hiến pháp, cho phép Nhật đưa quân ra nước ngoài chiến đấu bảo vệ đồng minh bị tấn công.
Nhật cũng chi 1% GDP cho ngân sách quốc phòng, và năm ngoái, Tokyo đã phê duyệt kế hoạch 5 năm chi tiền mua sắm phần cứng quân sự: 28 chiến đấu cơ tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin Corp (Mỹ), 17 máy bay cánh quạt thẳng đứng V-22 Osprey (giúp cất-hạ cánh như trực thăng).
Nhật còn muốn có 3 máy bay không người lái (UAV) do thám, 20 máy bay tuần tra P-1 của Kawasaki Heavy Industries Ltd (Nhật) cùng 52 tàu đổ bộ vì Nhật cần tăng cường hoạt động tuần tra và triển khai quân.
Tổng khoản chi này ước tính đạt từ 232 tỉ USD đến 240 tỉ USD.
Ngoài mua của nước ngoài, Nhật cũng muốn phát triển máy bay chiến đấu riêng. Chiếc ATD-X được kỳ vọng sẽ là một chiến đấu cơ tàng hình “vô địch không chiến”, có thể được triển khai để chống chiến đấu cơ thế 5 của TQ và Nga.
Bộ Quốc phòng Nhật dự tính sử dụng nghiên cứu thiết kết ATD-X để tạo đà đóng chiến đấu cơ thế hệ 6 vốn sẽ được thiết kế cho khả năng chống tàng hình.
Nhật cũng muốn mở rộng hạm đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc Soryu kỹ thuật cao, cùng một khoản chi nâng cấp số tàu ngầm này, để chúng có thể lặn dưới biển lâu hơn các tàu cùng lớp.
Soryu có hệ thống đẩy sử dụng lithium-ion bền lâu, thay loại pin sử dụng oxygen lỏng để chạy động cơ diesel, cho phép tàu lặn dưới biển khoảng 2 tuần.
Trang National Interest giải thích Nhật đã trấn các tàu ngầm này ở nhiều cửa biển đề phòng nguy cơ Nhật bị xâm lược, kể từ thời Chiến tranh Lạnh (hàm ý đề phòng Nga) và nay là đề phòng nguy cơ bị TQ xâm chiếm.
Một tài liệu của Bộ Quốc phòng Nhật còn nêu: “Trong những tình huống khác nhau, điều chủ yếu là phản ứng hiệu quả, giảm thiểu tổn thất bằng cách giành thế tối thượng trên không và nắm quyền kiểm soát trên biển”.
Cùng với việc chi quân sự, Nhật tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực và nhất là củng cố liên minh với Mỹ.
tham vong ba quyen hinh anh 1
Quân đội Nhật Bản tập trận 
Tokyo ngán ngại Bắc Kinh, Bình Nhưỡng 
TQ chưa bao giờ có quan hệ tốt với Nhật kể từ thời quân phiệt Nhật chiếm đóng TQ từ trước và trong Thế chiến 2. Nay nhờ nền kinh tế tăng trưởng, TQ cũng mạnh tay chi quân sự và khoản chỉ này tăng đều từ năm 2000 lên đến 132 tỉ USD.
Hiện TQ tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Philippines và Việt Nam và tranh chủ quyền quần đảo Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhật đang kiểm soát quần đảo này và gọi là Senkaku.
Mới đây nhất, TQ thay đổi chiến thuật với quần đảo này, bằng cách ồ ạt đưa ngư dân đánh cá đến đó, trong nỗ lực khẳng định chủ quyền.
Nhà báo Gordon Arthur chuyên về mảng quốc phòng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nói với trang Business Insider:
“Từ tất cả những điểm nóng đó, ai là thế lực nổi trội ? TQ. Tôi nghĩ họ đang rất hung hăng dưới thời ông Tập. Nên tôi nghĩ rất có thể sẽ xảy ra một sự cố hoặc một sự gia tăng đối đầu”.
Đó là nguyên nhân để Nhật đặt trọng tâm vào nhiệm vụ phòng thủ, gồm lập trạm radar ở phía tây nam Nhật.
Bộ quốc phòng Nhật còn dè chừng CHDCND Triều Tiên, muốn mua chiếc khu trục hạm thứ 7 có trang bị hệ thống Aegis chống tên lửa đạn đạo. Bộ giải thích trong tuyên bố: “Chúng ta sẽ liên tục tăng cường bảo vệ toàn quốc theo nhiều tầng chống các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo”.
Hầu hết quần đảo Nhật nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung bình Rodong của Bình Nhưỡng. Sách trắng quốc phòng Nhật gần đây nói các hoạt động quân sự của Triều Tiên là yếu tố gây bất ổn cho Nhật và phần còn lại của thế giới.
tham vong ba quyen hinh anh 2
Quân nhân Nhật tập đổ bộ từ trực thăng 
Có tin được lời tuyên bố của ông Tập?
TQ gần đây trách thủ tướng Abe là phục hồi chế độ quân phiệt Nhật hồi thế chiến 2. Ngược lại, Nhật đề phòng khâu hiện đại hóa quân sự quá nhanh của TQ vốn đã qua mặt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Theo Reuters, ngân sách quân sự của Bắc Kinh đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua, đạt 808 tỷ Nhân dân tệ (132 tỉ USD) tức gấp 3 lần khoản chi quốc phòng của Nhật.
Ngày 17.11, ông Tập tuyên bố tại quốc hội Úc, rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ dùng vũ lực để giải quyết cuộc tranh chấp biển đảo quanh TQ. Nhưng báo The International Business Times (Úc) nói Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) vẫn sẵn sàng sử dụng vũ lực để thực hiệntham vọng bá quyền của Trung Quốc
Báo trên nêu trong bài diễn văn khá dài, ông Tập nói với giọng hòa hình, ngược với việc PLA không loại trừ xung đột quân sự.
Ông Tập nói: “Lịch sử chứng minh những quốc gia nỗ lực theo đuổi sự phát triển bằng cách dùng vũ lực rõ ràng đều thất bại.  Đây là những gì mà lịch sử dạy chúng ta. TQ quyết tâm gìn giữ hòa bình. Hòa bình là quý báu và cần phải được gìn giữ.
Quan điểm lâu nay của TQ là giải quyết trong hòa bình các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ và vấn đề hàng hải với các quốc gia liên quan thông qua đối thoại và tư vấn”.
Ông Tập còn nói: “TQ sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với những quốc gia có liên quan để phối hợp duy trì tự do và an ninh hàng hải. TQ đã dàn xếp vấn đề tranh chấp lãnh thổ với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng thông qua đối thoại”.
Nhưng giám sát và phòng thủ ở biển Hoa Đông và biển Đông vẫn là quan tâm lớn của ông Tập, theo trang báo Úc.
Ông Tập nói: “Chúng ta phải luôn cảnh giác cao độ trước những yếu tố có thể ngăn cản hòa bình”.
Những hoạt động của PLA với nguồn kinh phí quân sự ngày càng tăng cho thấy việc trang bị vũ khí quyết liệt không hẳn chỉ là bảo vệ biên giới biển của TQ.
Bài gần đây của trang The Diplomat nêu rõ: các lực lượng quân sự khu vực Đông Á, gồm PLA, đang phát triển khả năng tấn công đổ bộ, dẫn đến những lo lắng về tranh chấp chủ quyền biển đảo. 
Các học giả quân sự TQ hiếu chiến cũng có những quan điểm phi hòa bình, ngược với tuyên bố của ông Tập.
Trong bài xã luận đăng trên Hoàn cầu thời báo, phụ san của Nhân dân nhật báo )cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản TQ), giáo sư Hu Xundong thuộc Đại học quốc phòng PLA viết: “vũ lực quân sự tầm cỡ lớn cần được phát triển, để ngăn chặn nguy cơ trở nên bị động trước các nước khác”.
Mai Hà (theo Business Insider) 

No comments:

Post a Comment