Wednesday, September 24, 2014

Hà Nội có 1.000 siêu thị: Vì người dân thu nhập 17.000USD

(Baodatviet) - Với quy mô dân số sẽ là 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 17.000 USD/người, năm 2030 Hà Nội sẽ có trên 1000 siêu thị, trung tâm thương mại.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết trong cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội liên quan đến bản Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030.

Cụ thể, bản Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cho thấy đến năm 2030 Hà Nội sẽ hình thành 999 siêu thị các loại; 42 trung tâm thương mại và 595 chợ dân sinh...Tầm nhìn quá xa... 
Trong số 999 siêu thị bao gồm 23 siêu thị hạng một (đại siêu thị), 111 siêu thị hạng hai và 865 siêu thị hạng ba. Trong đó, vùng đô thị trung tâm sẽ có tới 19 đại siêu thị, 82 siêu thị hạng hai và 530 siêu thị hạng ba; vùng đô thị lõi mở rộng sẽ có tới 13 đại siêu thị, 57 siêu thị hạng hai và 396 siêu thị hạng ba. Chuỗi đô thị từ Sông Nhuệ đến vành đai IV với 6 đại siêu thị, 25 siêu thị hạng hai và 172 siêu thị hạng ba. Các khu đô thị như: Mê Linh (77 siêu thị), Đông Anh (88 siêu thị), Long Biên - Gia Lâm (98 siêu thị). Các đô thị vệ tinh sẽ có tới 338 siêu thị; các thị trấn khác khoảng 50 siêu thị…
Ngoài ra, cũng yêu cầu không xây mới các chợ ở khu vực nội đô, nâng cấp cải tạo chợ hiện có diện tích trên 3.000m2 thành đại siêu thị, trung tâm mua sắm; chuyển hóa chợ dân sinh loại nhỏ có diện tích đất chợ dưới 1.000m2 thành siêu thị hạng 2.
Các kiốt trong chợ Hàng Da vẫn vắng người thuê, khách thăm quan cũng rất ít.
Bài học từ chợ Hàng Da là lời cảnh báo cho số lượng quy hoạch chợ, trung tâm thương mại lên đến hơn 1000 của Hà Nội thời gian sắp tới
Theo lý giải của bà Trần Thị Phương Lan, sự phát triển nhanh về kinh tế dẫn tới mức sống của người dân được nâng lên, và vì thế nhu cầu mua sắm trở thành thói quen của người dân thủ đô. Đồng thời cũng nêu ra con số dự báo về dân số Hà Nội đến năm 2030 sẽ là 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 17.000 USD/người, tổng mức bán lẻ đến năm 2020 là 45,6 tỷ USD.
Trong bản Quy hoạch cũng đưa ra con số tổng vốn đầu tư thực hiện khoảng 521.000 tỷ đồng nêu rõ nguồn vốn chủ yếu được huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, tại buổi họp bà Trần Thị Phương Lan cho biết, kinh phí đầu tư được phân bổ bằng nhiều hình thức như liên doanh liên kết nước ngoài, 100% vốn nước ngoài, xã hội hóa vốn trong nước và nguồn vốn ngân sách...
Liên quan đến vấn đề quỹ đất xây dựng hơn 1000 siêu thị và trung tâm thương mại, theo bà Trần Thị Phương Lan, quỹ đất xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại không hoàn toàn là quỹ đất mới, có thể sử dụng diện tích dưới mỗi tầng hầm, tầng trệt các tòa nhà trong khu đô thị.
Chợ cóc, chợ dân sinh đối đầu siêu thị
Về vấn đề quy hoạch 1000 siêu thị, trung tâm thương mại cho Hà Nội, tại cuộc họp giao ban ông Phan Đăng Long - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chia sẻ, ông đã từng rất ngạc nhiên khi tiếp cận thông tin Hà Nội xây dựng 1000 siêu thị và trung tâm thương mại và cũng như một số người, ông cảm thấy "bàng hoàng".
Tuy nhiên sau khi phân tích và tìm hiểu, ông cho biết thực tế nhu cầu phát triển có thể không phải 1.000 mà thậm chí có thể là 1.500-2.000, quan trọng quá trình làm có tuân thủ và tính đến các yếu tố thực tế.
"Tất cả dự án với con số trên cơ sở dự báo chúng ta phát triển xu hướng tới nhiều yếu tố dân số phát triển nhưng bản thân dân số hiện tại bán lẻ chưa đáp ứng được. Quy hoạch dự báo thu nhập bình quân GDP tăng lên, sức mua tăng, nhiều khu vực ngoại thành muốn mua hàng phải vào khu trung tâm", ông Phan Đăng Long nói.
Năm 2020 định hướng 2030, khu vực nội đô Hà Nội sẽ nâng cấp toàn bộ chợ thành siêu thị, trung tâm thương mại
Năm 2020 định hướng 2030, khu vực nội đô Hà Nội sẽ nâng cấp toàn bộ chợ thành siêu thị, trung tâm thương mại

Trước thực tế các chợ sau khi được nâng cấp thành các trung tâm thương mại, các chợ có quy mô lớn như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam nhưng ở trong tình trạng ế ẩm, cho thuê làm quán cà phê, phòng tập thể dục thể thao trong khi các chợ tạm, chợ cóc xung quanh hoạt động sôi nổi, theo ông Phan Đăng Long, thực tế siêu thị, trung tâm thương mại hoạt động không hiệu quả có nguyên nhân do thói quen của người dân thích mua ở chợ cóc, chợ tạm.
"Trong xu hướng phát triển đây là thói quen không khuyến khích và đời sống hiện đại không phù hợp. Tôi thấy bản thân các lực lượng chức năng giải tỏa bán rong thông cảm bà con dân nghèo nhưng trong lúc giao thông hỗn loạn nhưng người bán hàng rong lẽo chẽo thì thấy phải dẹp", ông Phan Đăng Long nói.
Đồng quan điểm, bà Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, nguyên nhân khiến chợ Hàng Da sau khi nâng cấp trở nên vắng vẻ do xung quanh khu vực chợ Hàng Da nhiều chợ cóc, chợ tạm nên người mua vẫn cứ ghé vào chợ cóc, chợ tạm mua sắm vì vậy phải dẹp chợ cóc, chợ tạm, người dân sẽ vào mua tại chợ Hàng Da.
"Ngoài ra, do thói quen mua sắm của người dân và vào trung tâm thương mại phải gửi xe mất tiền, các chi phí tại trung tâm thương mại cao hơn, chất lượng tốt hơn nên hàng hóa giá cao nhưng ngườ dân kêu đắt và vẫn quen thói mua sắm tiện đâu mua đấy, ngộ độc cũng không có vấn đề", bà Trần Thị Phương Lan nói.
Khẳng định lại tính khả thi của bản quy hoạch, ông Phan Đăng Long cho rằng, đây là xu hướng phát triển không thể cưỡng được và trên cơ sở tính toán, định hướng. "Nhà làm quy hoạch không làm liều mà đã dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia để đưa ra những nội dung này", ông Phan Đăng Long nói.
Nguyên Thảo

No comments:

Post a Comment