ÐÀ LẠT (NV) - Ðó là con số được đưa ra tại buổi tọa đàm “Vai trò của cha mẹ trong phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em” do Trung Ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam vừa tổ chức mới đây tại thành phố Ðà Lạt.
Trẻ em sống trên đường phố rất dễ bị lạm dụng và xâm hại. (Hình: Tin.vn)
Báo Thanh Niên dẫn lời bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, trưởng Ban Gia Ðình Xã Hội, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam cho thấy: mỗi năm Việt Nam xảy ra 3,000 đến 4,000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó có khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1,000 trẻ bị xâm hại tình dục được phát hiện.
Còn phúc trình của Bộ Công An Việt Nam, trong 3 năm từ 2011-2013, công an cả nước phát hiện 4,723 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em là 3,347 vụ.
Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, xâm hại tình dục trẻ em đang có chiều hướng gia tăng mạnh.
Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng gây phẫn nộ trong dư luận, song khó đưa ra khởi tố do không đủ cơ sở pháp lý vì các nguyên nhân: người nhà không chịu đưa trẻ đi giám định pháp y, không khai báo hoặc chậm khai báo sự việc, không biết cách thu giữ bằng chứng để giao nộp cảnh sát...
Trong nhiều vụ án, tại cơ quan điều tra và trong hồ sơ thể hiện rõ ràng và khẳng định hành vi của nghi ca đã bạo hành, xâm hại tình dục đối với nạn nhân. Thế nhưng trong quá trình kiểm chứng, giữa gia đình nghi can và gia đình người bị hại đã thỏa thuận với nhau, thậm chí do sự tác động nên người bị hại lại thay đổi lời khai, phủ nhận lời khai trước đó và bảo vệ nghi can,... gây nhiều khó khăn trong quá trình xác minh.
Bên cạnh đó, “Hầu hết các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em xảy ra chủ yếu do người dân phát hiện, tố cáo.
Ðiều này cho thấy đội ngũ viên chức bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã không làm hết trách nhiệm của mình.”
Khảo sát của tổng cục thống kê cho thấy: 73,9% số trẻ em Việt Nam từ 2 đến 14 tuổi bị cha mẹ, người thân trong gia đình giáo dục bằng hình thức bạo lực; 23,7% số phụ nữ đã lập gia đình và có con dưới 15 tuổi cho biết chồng của họ đã có hành vi bạo lực với con cái...
Những hình thức xâm hại và bạo hành trẻ em phổ biến ở Việt Nam hiện nay thường là: bị xâm hại tình dục, lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, chửi mắng (ở ngoài xã hội); bố mẹ thường chửi rủa, đối xử tệ, bắt nhịn ăn, đánh đập trẻ, hành xử thô bạo, trục lợi (gia đình); bị bạn bè hiếp đáp, trấn lột, thầy cô đánh học sinh, bị phân biệt đối xử, cô lập, bị gây áp lực tổn thương tinh thần (nhà trường)...(Tr.N)
09-23-2014 4:27:38 PM
Thường là bị chửi mắng, lúc nhỏ trẻ em ở quê thường xuyên như thế mà
ReplyDelete…………………………………..
Sao Mai Việt Nam – Nhà sản xuất xe xích lô trẻ em chuyên nghiệp.
Click để xem thêm chi tiết: xe xích lô trẻ em chất lượng cao. hoặc xe xich lo tre em chat luong cao.
Fanpage: Xich Lo Tre Em