Monday, September 15, 2014

Nhận định về chính sách ngoại giao hai mặt trận của Trung Quốc

BÌNH NGUYÊN 15/09/14 14:33  
(GDVN) - Từ khi ông Tập Cận Bình lên lãnh đạo Trung Quốc đã xuất hiện nhiều thay đổi, đặc biệt là một số vấn đề nội bộ Trung Quốc

Tờ Học giả ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài phân tích của học giả Jin Kai – hiện đang đang là giảng viên, Phó giáo sư tại Đại học Deajin của Hàn Quốc.


Cạnh tranh Mỹ - Trung (ảnh minh họa)

Ông có bằng Tiến sỹ chuyên ngành quan hệ quốc tế, tốt nghiệp trường Nghiên cứu quốc tế của Đại học Yonsei.

Phó giáo sư Jin Kai hiện cũng là học giả nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Yonsei, có nhiều kinh nghiệm khi nghiên cứu về TQ.

Trong bài phân tích của mình, Phó giáo sư Jin Kai cho rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên lãnh đạo Trung Quốc đã xuất hiện nhiều thay đổi, đặc biệt là một số vấn đề nội bộ Trung Quốc, trong đó có vấn đề đất đai, chống tham nhũng và cải tổ các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Trong khi đó, chính sách ngoại giao của Trung Quốc cũng đã thay đổi, Bắc Kinh chủ động và triển khai tích cực hơn các hoạt động và tuyên bố của mình.

Theo quan điểm của Phó giáo sư Jin Kai, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh đối với bên ngoài chủ yếu tập trung vào hai hướng chính đó là “hướng tới phương Tây” và “Linh hoạt ở phương Đông (Đông Á)”.

Thứ nhất, chính sách hướng Tây của Trung Quốc nhấn mạnh vào mục tiêu thực hiện kế hoạch hình thành nên “một vành đai và một tuyến đường” có thể hiểu là “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.

Theo nhận định của PGS Jin Kai, chiến lược này của Bắc Kinh có ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc.

Bắc Kinh sẽ cần xây dựng “vành đai và tuyến đường” để tiếp cận được “một cộng đồng các lợi ích chung” trong khuôn khổ không gian cùng chia sẻ với các quốc gia láng giềng ở phía Tây của Trung Quốc, cụ thể là quan hệ - hợp tác với các quốc gia Trung Á và thế giới Ả Rập.

“Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” là cơ sở để Trung Quốc tăng cường và đảm bảo hoạt động hợp tác kinh tế qua lại giữa TQ và các khu vực khác ở biên giới phía Tây của nước này.

Chiến lược này cũng có mục tiêu là làm nổi bật, chiếm về tối đa lợi ích, ảnh hưởng của Trung Quốc một khi có cơ chế nhất thế hóa kinh tế giữa bản thân TQ và các khu vực lân cận.

Khi ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc tuyên bố sẽ thiết lập “một vành đai và một tuyến đường” làm nền tảng cho cái mà Bắc Kinh gọi là "hợp tác hai bên cùng thắng, cùng có lợi" thì có hai nhân tố chủ yếu đã được TQ tận dụng để thực hiện ở mặt trận “hướng Tây”.

Theo Phó giáo sư Jin Kai, thứ nhất, Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời trong tiếp xúc và quan hệ thương mại với các khu vực ở phía Tây lãnh thổ nước này.

Thứ hai, thực tế là Trung Quốc đã nhận thấy đang tiềm ẩn nhu cầu hợp tác kinh tế và phát triển chung rất lớn tại khu vực này.

Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược “hướng Tây” Trung Quốc cũng phải đối mặt và chi phối khá lớn bởi các vấn đề liên quan đến địa chính trị, an ninh khu vực, đặc biệt là nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố đe dọa.

Chính vì vậy, hiện nay Trung Quốc xem Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) là một trong những cơ sở, nền tảng chính để thông qua đó thúc đẩy các hoạt động hợp tác đa phương để tận dụng nguồn lực đa phương giải quyết các vấn đề quan trọng của khu vực.

Trong “sách vàng 2014 của SCO”, Viện nghiên cứu khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) đã lập luận rằng do Mỹ điều chỉnh chiến lược, tập trung mạnh về khu vực châu Á – Thái Bình Dương nên Trung Quốc cần tìm thêm cái gọi là “không gian phát triển” tại các khu vực ở phía Tây để giải tỏa áp lực ở hướng Đông.

Tuy nhiên, tuyên bố là vậy nhưng thực ra Trung Quốc không bao giờ từ bỏ khu vực Đông Á nơi Mỹ đã và đang tiếp tục thiếp lập ảnh hưởng của mình. Trung Quốc thực chất vẫn đang thi hành chính sách linh hoạt ở Đông Á.

Chiến lược linh hoạt ở hướng Đông đang được Trung Quốc áp dụng đối với khu vực Đông Á mặc dù thực tế gần đây Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn nhằm lôi kéo Hàn Quốc bất chấp thực tế rằng giữa Hàn Quốc và Mỹ đang duy trì quan hệ đồng minh chiến lược còn lâu hơn cả kể từ khi quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Hàn Quốc được thiết lập và duy trì.

Tại khu vực Đông Á, quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng không ngừng mạnh lên khiến giấc mơ đoạt quyền trên của Bắc Kinh trong trò chơi ở Đông Á ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là trong thời kỷ ngắn hạn hiện nay.

Tại khu vực Đông Á, Hoa Kỳ đã duy trì sự hiện diện và ảnh hưởng của mình từ cuối Chiến tranh thế giới lần II. Ngay cả hiện nay, quân đội Mỹ vẫn có nhiều ưu thế và thuận lợi hơn đối thủ Trung Quốc.

Nói một cách thẳng thắn, Washington vẫn đang rất tự tin vào các khả năng chiến lược của mình tại khu vực vốn được Trung Quốc tự nhận là “không gian phát triển” của mình.

Chính vì lẽ đó mà Trung Quốc không có đủ khả năng để mãi mãi đắm chìm trong mơ tưởng chiến thắng tại khu vực Đông Á.

Thay vào đó, theo PGS Jin Kai, lựa chọn tốt nhất cho Trung Quốc tại khu vực Đông Á ở thời điểm này chính là “chiến lược linh hoạt”.

Đương nhiên, với điều kiện là Trung Quốc sử dụng hết khả năng của mình để duy trì trạng thái ổn định tương đối ở đại cục Đông Á.

Có thể Trung Quốc sẽ khôn ngoan không đối đầu trực tiếp với Mỹ và các đồng minh của Hoa Kỳ mà thay vào đó sẽ xây dựng khả năng phá vỡ chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai” để từ đó lấn lướt, linh hoạt và thực hiện các cuộc thao dượt tìm kiếm không gian ngoại giao ở bên phía bên kia bờ Thái Bình Dương.

Chiến lược linh hoạt ở phương Đông được phản ánh rõ nét nhất trong hai chuyến đi quan trọng của ông Tập Cận Bình đến châu Mỹ La Tinh sau khi nhà lãnh đạo này lên nắm quyền vào cuối năm 2012 (Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình đến Mỹ Latinh là tháng 6/2013 và lần gần nhất là tháng 7/2014).

Trong khi mở rộng không gian chiến lược là mục đích chính của chiến lược “hướng Tây” do TQ thiết lập còn ở chiến lược “linh hoạt ở phía Đông” là do động lực hợp tác kinh tế thúc đẩy.

Trung Quốc đã có và đang thực hiện tham vọng lấn lướt Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai ở châu Mỹ Latinh trong vòng 2 năm tới, đồng thời sẽ là quốc gia đe dọa vị thế và ảnh hưởng số ở 1 khu vực là Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment