Theo báo chí trong nước, bài viết đề ngày 2/6 của tác giả Minh Thắng mang tựa đề “Luật sư ‘tố’ doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên” cho biết trước khi tuyên án vụ Nguyễn Đức Kiên tức “bầu Kiên” ngày 9/6 vì tội “kinh doanh trái phép”, các luật sư đã tìm được bằng chứng cho thấy ngay cả doanh nghiệp của Bộ Công an cũng không đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính nhưng vẫn góp vốn mua cổ phần như bầu Kiên đã làm.
Tác giả dẫn ra việc luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm hai hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề là “đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gởi công văn trả lời là “Hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Cơ quan chức năng ở Hà Nội thì cho biết “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần, góp vốn”.
Như vậy theo luật sư Hoàng Đôn Hùng, việc “góp vốn, mua cổ phần là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”. Các luật sư cũng dẫn ra hàng loạt ví dụ, trong đó có Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Bộ Công an không đăng ký kinh doanh tài chính nhưng vẫn góp vốn thành lập nhiều công ty khác. Bài báo đặt câu hỏi, liệu các doanh nghiệp của Bộ Công an có bị buộc tội “kinh doanh trái phép” như kết luận điều tra của Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên hay không?
Về mặt Luật Doanh nghiệp, một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh giải thích:
*****
Tác giả dẫn ra việc luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm hai hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề là “đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì được Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh gởi công văn trả lời là “Hiện Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Cơ quan chức năng ở Hà Nội thì cho biết “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần, góp vốn”.
Như vậy theo luật sư Hoàng Đôn Hùng, việc “góp vốn, mua cổ phần là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”. Các luật sư cũng dẫn ra hàng loạt ví dụ, trong đó có Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Bộ Công an không đăng ký kinh doanh tài chính nhưng vẫn góp vốn thành lập nhiều công ty khác. Bài báo đặt câu hỏi, liệu các doanh nghiệp của Bộ Công an có bị buộc tội “kinh doanh trái phép” như kết luận điều tra của Bộ Công an và Viện Kiểm sát Tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên hay không?
Về mặt Luật Doanh nghiệp, một luật sư ở Thành phố Hồ Chí Minh giải thích:
*****
“Luật Doanh nghiệp không có quy định đăng ký kinh doanh việc mua cổ phiếu hay góp vốn, vì đây là hoạt động tự do kinh doanh, giúp cho thị trường chứng khoán và các cổ phiếu được lưu thông tự do. Như vậy, rõ ràng hoạt động mua cổ phần hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp thì không cần đăng ký kinh doanh. Quan điểm của một số luật sư là như vậy. Đây không phải là một ngành để mà đăng ký kinh doanh, bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp, một cá nhân nào muốn đầu tư cũng có thể thỏa thuận và mua cổ phần, cổ phiếu.
Theo Luật Doanh nghiệp đang được xây dựng, thậm chí quyền tự do kinh doanh còn được mở rộng hơn. Đang dự kiến sẽ không có đăng ký ngành nghề kinh doanh nữa, mà doanh nghiệp có thể làm bất cứ vấn đề gì kinh doanh có thể kiếm ra lợi nhuận. Trong đó có một số ngành nghề cấm kinh doanh vì vi phạm an ninh, trật tự xã hội hoặc thuần phong mỹ tục…
Một số ngành nghề có điều kiện, ban soạn thảo cũng đang dự định đưa ra khoảng trên 300 ngành, doanh nghiệp khi kinh doanh phải đăng ký, chứng minh có đủ điều kiện. Còn lại tất cả các ngành nghề khác không cần phải đăng ký nữa. Đấy là một hướng đề nghị sửa Luật Doanh nghiệp.
Vì chúng ta biết rằng trong thời gian vừa qua khi đăng ký kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đăng ký rất nhiều ngành nghề khác nhau. Mã ngành nghề rất nhiều, như vậy việc quản lý để làm sao biết được doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành hay không rất là khó khăn.
Đấy là một quan điểm rất thoáng. Nếu là ngành nghề không điều kiện, không cấm thì doanh nghiệp được tự do kinh doanh. Tuy nhiên sẽ đặt ra vấn đề về hậu kiểm. Có nghĩa là việc kinh doanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, quy hoạch ngành nghề…có nghĩa là phải hậu kiểm rất kỹ. Tất nhiên việc này khá tiên tiến, doanh nghiệp đang trông chờ”
Việc báo điện tử Pháp luật và Xã hội bị khởi tố khiến dư luận phải đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết tại Việt Nam, các doanh nghiệp mua bán cổ phiếu dạng này khá nhiều, đặc biệt là lãnh vực bảo hiểm, chứng khoán nhưng ít khi bị xử lý, đặc biệt là các doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hơn nữa, đây chỉ là một bài tường thuật của phóng viên, ghi lại những chứng lý của luật sư, chứ không phải là bài điều tra trực tiếp.
Thông thường, đối với những bài báo có những chi tiết không đúng sự thật thì Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và cơ quan chủ quản sẽ đòi hỏi tờ báo cải chính. Nhưng trong trường hợp này, vì sao Bộ Công an lại nhanh chóng quyết định khởi tố mà không yêu cầu đính chính? Trong quá khứ cũng đã có những trường hợp cá nhân có các bài viết đụng chạm đến lãnh đạo Bộ Công an đã bị khởi tố.
Và nếu bài báo viết sai, vi phạm Luật Báo chí, thì tại sao lại khởi tố theo điều 258 Luật Hình sự liên quan đến việc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” trong khi điều luật này thường được cho là hay bị lạm dụng tại Việt Nam?
Chúng ta nhớ lại, năm 2008 trong vụ án tham nhũng PMU18 có hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi Trẻ bị bắt giam và truy tố cũng theo điều 258. Liệu đây có phải là một động thái ngăn trở báo chí chống tham nhũng, trong lúc Đảng đang cổ vũ, thậm chí có địa phương như Lâm Đồng còn công bố việc “mua tin” phục vụ cho công cuộc diệt trừ tham nhũng?
No comments:
Post a Comment