Saturday, June 7, 2014

Bỏ phiếu tín nhiệm để làm gì?

TầmNhìn-Có thể thấy, ý nghĩa của các vị đại biểu Quốc hội khá đa dạng. Có người e ngại, cũng có người hào hứng. Tại Hà Nội, ông Hồ Quang Lợi – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã khẳng định: “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là sát với tình hình thực tế. Tôi cho

Không phải ngẫu nhiên mà đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu: “Kỹ năng bỏ phiếu và điều kiện để đại biểu có thể có được quyết định đúng đắn mới là chuyện cần bàn. Tôi không nghĩ nhiều đến kết quả được công bố mà tôi nghĩ rằng người cho điểm cuối cùng là nhân dân. Và ai bị cho điểm – đó là Quốc hội, khi người dân có tin hay không vào kết quả bỏ phiếu đó. Hiện nay, không có điều kiện cho đại biểu tự tin bỏ lá phiếu của mình. Trước hết là thông tin từ những cơ quan có trách nhiệm và có công cụ để nắm bắt. Cho đến giờ này, thông tin mà chúng tôi có được vẫn chỉ là bốn mươi mấy bản tường trình của các vị sẽ đưa ra lấy phiếu. Tôi cho rằng làm như thế là nghiêm túc nhưng không phản ánh được hết”. Phải chăng, đó chính là lý do vì sao đại biểu Trương Thị Ánh sợ “tình cảm” cảm tính xuất hiện trong lá phiếu, dẫn đến không công tâm???
  
   
Mỗi đại biểu bỏ phiếu đòi hỏi phải có một tư dư duy, tầm nhìn, nhận thức rõ tầm quan trọng cho mỗi đối tượng được bầu chọn. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng tiêu cực... bỏ phiếu để nhân cơ hội triệt hạ uy tín, thậm chí làm lệch lạc, méo mó công lao đóng góp của các đại biểu khác.
Trước suy luận, việc các đại biểu HĐND bỏ phiếu các chức danh chính các lãnh đạo của HĐND giống như “cấp dưới bỏ phiếu cấp trên”, bà Ánh cho biết: “Việc bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới là bỏ phiếu kín, mọi người được tự do thể hiện chính kiến của mình, cũng không ai bị áp lực nào hết nên không có gì phải sợ là “cấp dưới bỏ phiếu cấp trên”. Chẳng lẽ, những kỳ bỏ phiếu trước đây là bỏ phiếu “mở”??? Phải chăng, khi có quyết định lấy phiếu tín nhiệm, không ít đại biểu đã lo “xi nhan” lẫn nhau???
Nếu không như vậy thì Đại biểu Nguyễn Văn Quý, Tổ đại biểu huyện Vĩnh Tường không phát biểu: “Theo tôi, việc lấy phiếu tín nhiệm chính xác, đúng thực chất phải là sự tổng hoà hiệu quả từ hai phía: Người bỏ phiếu và người được lấy phiếu tín nhiệm. Mục đích để người được lấy phiếu tín nhiệm có ý thức chuẩn bị báo cáo đầy đủ, trung thực về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là thước đo chất lượng đại biểu HĐND, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân người được lấy phiếu, mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của cả bộ máy lãnh đạo. Điều đó đòi hỏi các đại biểu HĐND phát huy bản lĩnh, ý thức trách nhiệm, bỏ phiếu khách quan, chính xác, công tâm, không vì lợi ích cục bộ. Từ những thông tin đã có, các đại biểu sẽ cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, để mỗi lá phiếu đáp ứng được sự mong mỏi của cử tri”. Làm sao có được sự “tổng hòa” từ 2 phía như đại biểu Quý nói được nếu như không có ai tự động “từ chức” khi cảm thấy không còn làm được việc? Ai sẽ can đảm, làm đơn “từ chức”???
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng cho rằng: “Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên này có đạt được mục đích, yêu cầu đề ra hay không, trách nhiệm chính ở mỗi đại biểu Quốc hội có thực hiện đúng vị trí người được cử tri tín nhiệm bầu ra”. Điều đó cũng có nghĩa, đại biểu Quốc hội phải biết “tự giác”. Nhưng phần lớn, những người không làm được việc, không một ai muốn “về hưu non”?! Mỗi đối tượng được bỏ phiếu tín nhiệm ở những chức danh khác nhau, tính chất công việc được đánh giá hoàn toàn khác nhau, dĩ nhiên mức độ tín nhiệm sẽ khác nhau. Vì vậy mỗi đại biểu bỏ phiếu đòi hỏi phải có một tư dư duy, tầm nhìn, nhận thức rõ tầm quan trọng cho mỗi đối tượng được bầu chọn. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng tiêu cực… bỏ phiếu để nhân cơ hội triệt hạ uy tín, thậm chí làm lệch lạc, méo mó công lao đóng góp của các đại biểu khác. Vậy thử hỏi bỏ phiếu tín nhiệm là để làm gì??? Việc xử lý tín nhiệm thấp sẽ như thế nào…? Cho đến thời điểm này, hầu như vẫn chưa có câu trả lời nào cụ thể?!
 23:57 | 07/06/2014                                                                                                                                       
PVTH 



No comments:

Post a Comment