Tuesday, January 14, 2014

60% tàu ngầm Mỹ “canh” Trung - Triều

Bắc Kinh không muốn chạm mặt loại tàu ngầm khét tiếng Ohio bởi nó là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ



Báo cáo mới nhất đăng trên tạp chí Bullentin of Atomic Scientists (tạm dịch: Bản tin Nhà nguyên tử học) của hai chuyên gia hạt nhân Mỹ Hans Kristensen và Robert Norris tiết lộ Mỹ đang tập trung hơn 60% hoạt động do thám bằng tàu ngầm hạt nhân ở Thái Bình Dương.
Cụ thể, Washington vừa triển khai 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio trang bị tên lửa đạn đạo Trident II D5 - có tầm bắn hơn 7.000 km và mang được nhiều đầu đạn đa mục tiêu - ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Trong đó, 4-5 tàu ngầm luôn trong trạng thái báo động cao.
Giới quan sát cho rằng động thái này của Mỹ nhằm đối phó nguy cơ chiến tranh hạt nhân ngày càng cao với Trung Quốc và Triều Tiên.

Tàu ngầm lớp Ohio mang tên USS Florida của Mỹ Ảnh: US Navy
Tàu ngầm lớp Ohio mang tên USS Florida của Mỹ Ảnh: US Navy

USS Alaska as it is preparing to dive


The USS Alaska SSBN 732 submarine surfacing
Năm 2012, giữa lúc Trung Quốc và Philippines căng thẳng về bãi cạn Scarborough trên biển Đông, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio cập cảng Philippines khiến báo chí Bắc Kinh đồng loạt chỉ trích. Các chuyên gia phân tích đoan chắc Bắc Kinh không muốn chạm mặt loại tàu ngầm khét tiếng này bởi nó là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Không quân Mỹ cho biết sẽ điều động 12 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cùng 300 binh sĩ sang Nhật Bản vào giữa tháng này. Đây là một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của Washington.
Tuy nhiên, theo TS Paik Hak-soon thuộc Viện Nghiên cứu Sejong (Hàn Quốc), dường như Seoul đang chiếm vị trí quan trọng hơn Tokyo trong việc giúp Mỹ đối trọng với Trung Quốc tại khu vực.
Hàng loạt động thái quân sự gần đây của Mỹ củng cố cho quan điểm của TS Paik. Tuần trước, Lầu Năm Góc tuyên bố triển khai 800 lính bộ binh thiết giáp tới khu vực biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên. Hôm 11-1, lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc (USFK) cho biết sẽ triển khai 12 chiến đấu cơ F-16 tới nước này ngay trong tháng.
Vị trí trung tâm trong chiến lược “xoay trục” của Hàn Quốc có thể gây tổn hại quan hệ Trung - Hàn. Trung Quốc chắc chắn không muốn thấy Hàn Quốc trở thành căn cứ tiền tiêu của chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ, theo GS Jo Yang-hyeon từ Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc.
“Dù liên minh Mỹ - Hàn đang cải thiện nhưng Hàn Quốc cũng có nhiều lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc. Do đó, Seoul cần theo đuổi một chính sách cân bằng giữa 2 nước lớn” - TS Paik nhấn mạnh.

“Hải tặc nhà nước”
Đó là nhận định của GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc khi đề cập lệnh hạn chế đánh bắt cá ở biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành.
Viết trên tạp chí The Diplomat hôm 13-1, ông Thayer cho rằng bước đi trên đã thách thức chủ quyền của các nước láng giềng, đồng thời làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ đụng độ vũ trang ở biển Đông.
“Tất cả tàu thuyền và tàu nghiên cứu khảo sát trong khu vực đều có quyền tự do đi lại trong các vùng biển quốc tế. Bất kỳ hành động ngăn chặn nào đều bị xem là một dạng hải tặc nhà nước. Tàu thuyền Trung Quốc ra chặn đường có thể đối mặt với hành động pháp lý” - ông Thayer nhận định.
GS Thayer còn đặt ra 2 câu hỏi: “Trung Quốc có thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông hay không?” và “Lệnh hạn chế đánh bắt cá sẽ tác động ra sao đến các cuộc tham vấn sắp tới giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)?”.P.Võ

Đỗ Quyên

No comments:

Post a Comment