Friday, December 12, 2014

“Lá bài” 2 mặt của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển

tranh chap tren bien

Yêu sách 9 đoạn sai trái của Trung Quốc
Là cường quốc mới nổi và là nền kinh tế lớn nhất lớn nhất cũng như nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất châu Á, Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình bằng một loạt tuyên bố chủ quyền sai trái mà không sợ các nước trong khu vực phản ứng. Trong các tranh chấp trên biển, Trung Quốc thể hiện chính sách hai mặt.Bài viết trên tờ Bưu điện Huffington, Một Thế Giới xin trích dịch:
Điều đó đã thay đổi trong vài năm gần đây khi Nhật Bản công khai phản ứng lại tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku và Philippines kiện Trung Quốc vì chiếm đóng trái phép bãi Scarborough ra tòa án quốc tế. Trung Quốc đã phớt lờ việc Philippines kiện họ vì chuyện đó với Trung Quốc không là vấn đề gì cả.
Philippines nỗ lực để lôi Trung Quốc ra tòa quốc tế từ năm 2006. Kể cả khi có một phán quyết có lợi ở tòa vào giữa tháng 12 này mà không có mặt của đại diện Trung Quốc thì cũng chẳng có chế tài nào bắt buộc Trung Quốc phải nghe theo các phán quyết bất lợi trong tranh chấp trên biển với họ. 
Nếu có một cuộc xung đột quân sự xảy ra mọi chuyện cũng sẽ tương tự như vậy khi Trung Quốc nhiễm nhiên dùng quyền lực tuyệt đối mà mình có ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là quyền phủ quyết mọi nghị quyết lên án họ. Kể cả khi có một nghị quyết lên án được thông qua Đại hội đồng LHQ thì cũng không có tí giá trị pháp lý nào để bắt Trung Quốc thi hành phán quyết.
Trong khi lờ đi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ) với Philippines, Trung Quốc lại dùng UNCLOS trong tuyên bố chống lại Nhật Bản khi tranh chấp quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý. 
Năm 2009, Trung Quốc đệ trình một yêu cầu bắt Nhật Bản từ bỏ quần đảo Senkaku và quay lại sử dụng quy tắc của UNCLOS trong việc xác định và phân định thềm lục địa của Trung Quốc vượt ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
 Một số chuyên gia luật quốc tế cho rằng hành vi của quốc gia trong một vấn đề có thể coi như là sự thừa nhận chính thức với những vấn đề tương tự, Trung Quốc không áp dụng UNCLOS trong tranh chấp với Philippines thì cũng không được áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản hoặc ngược lại.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa được họ cho rằng dựa trên cái gọi là "vùng biển lịch sử" - một khái niệm không có giá trị pháp lý trong tranh chấp. Trung Quốc luôn chọn cách tiếp cận có lợi cho họ trong các vụ tranh chấp khác nhau bất chấp các tuyên bố của họ trong một sự việc có thể trái ngược hoàn toàn với quan điểm trong sự việc khác. 
Đó là hành vi không thích hợp của một nước lớn. Điều này dấy lên đòi hỏi của các nước về trách nhiệm của Trung Quốc có xứng đáng với vị thế của họ trong việc bảo vệ an ninh toàn cầu? Trung Quốc không thể lấy một tấm bản đồ cũ hoàn toàn không có một giá trị thực tế hay pháp lý nào làm cơ sở cho cá yêu sách chủ quyền của mình.
Dù có hay không việc tòa án trọng tài tuyên bố một phán quyết có lợi cho Philippines, thì trong mắt công luận quốc tế Trung Quốc hoàn toàn sai trái trong vụ việc này. 
Chuyện tranh chấp ở Biển Đông sẽ là phép thử cho Trung Quốc trong việc thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng làm gương cho các nước khác trong vấn đề ngoại giao quốc tế, phù hợp với tầm quan trọng của tầm vóc quan trọng của Trung Quốc. Đó là thử thách cho Trung Quốc.
 
Thiên Hà (theo Huffington Post)

No comments:

Post a Comment