Monday, August 11, 2014

Tranh chấp biển Hoa Đông: 'Tại sao không học kinh nghiệm của người khác'

(Xã hội) - Ngày 6/8, tàu Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Ðộng thái này diễn ra sau khi Tokyo ra Sách Trắng cảnh báo về 'hành động nguy hiểm' của Trung Quốc.

Tình hình tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông của Nhật Bản và Trung QuốcTình hình tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông của Nhật Bản và Trung Quốc

Cũng trong ngày 6/8, Hãng AFP cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu tham gia cuộc diễn tập chung (kéo dài 3 ngày, từ 5/8 tại khu vực phía nam Tokyo) cùng với Mỹ và Nga, bất chấp mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Tokyo và Bắc Kinh liên quan tới tranh chấp lãnh thổ. Ðây là lần đầu tiên cuộc diễn tập chung này diễn ra tại Nhật Bản.
Lại Sách Trắng
Ngày 5/8, Tập đoàn Truyền thông Nikkei (Nhật Bản) đưa tin, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua Sách Trắng quốc phòng năm 2014, dày 505 trang, trong đó đề cập tới cách diễn giải mới của Tokyo về Hiến pháp để tăng cường năng lực răn đe trước các mối đe dọa mới nổi, cũng như chủ động đóng góp cho hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới. Sách Trắng được công bố trong bối cảnh chiến đấu cơ Nhật Bản phải xuất kích với số lượng nhiều kỷ lục để đối phó với các chuyến bay áp sát không phận mình của Nga và Trung Quốc (từ tháng 4 đến tháng 6/2014).
Trong báo cáo được Bộ trưởng Quốc phòng trình bày tại phiên họp nội các hôm 5/8, ông Itsunori Onodera đã nhấn mạnh, tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản đang ngày càng nghiêm trọng, cũng như những thách thức khác nhau và các yếu tố gây mất ổn định đang trở nên hữu hình hơn và cấp tính hơn.
Sách Trắng đặc biệt quan ngại sâu sắc trước hành động tăng cường quân sự của Trung Quốc cùng cách hành xử vô lối của Bắc Kinh ở Biển Ðông và biển Hoa Ðông sau khi nước này đưa ra các biện pháp quyết đoán nhằm thực hiện âm mưu thay đổi hiện trạng bằng các biện pháp cưỡng ép không phù hợp với trật tự và luật pháp quốc tế. Ðồng thời coi tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Ðông của Trung Quốc hồi tháng 11/2013 là hành động cực kỳ nguy hiểm, làm thay đổi nguyên trạng trong khu vực, gây leo thang căng thẳng và có thể dẫn tới hậu quả khôn lường; nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua về ngân sách quốc phòng.
Bien Hoa Dong, Trung Quoc, Nhat Ban, tranh chap tren bien, Nhat Ban va Trung Quoc, tranh chap bien hoa dong, sach trang cua Nhat, tranh chap lanh tho,
Lính thủy đánh bộ Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật tập trận chung trên bãi biển Kin Blue ở tỉnh Okinawa (Nhật) ngày 16/7
Ngày 5/8, Trung Quốc đã nổi giận sau khi Nhật Bản công bố Sách Trắng quốc phòng thường niên 2014, trong đó cảnh báo “các hành động nguy hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Ðông có thể dẫn tới những hậu quả không mong muốn”. Tân Hoa xã cho rằng, việc Sách Trắng kêu gọi cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể đã “củng cố tham vọng quân sự hóa Nhật Bản” của Thủ tướng Shinzo Abe. Cùng ngày 5/8, Hãng Kyodo dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok phản ứng trước tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp trong Sách Trắng quốc phòng 2014.
Ngày 4/8, Seoul cho biết sẽ công bố Sách Trắng nhằm thông báo với thế giới sự thật đằng sau việc Nhật Bản sử dụng phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong thời chiến. Sách Trắng dự kiến được công bố vào cuối năm 2015, nhân kỷ niệm 70 năm Hàn Quốc giải phóng khỏi ách thống trị thực dân của Nhật Bản.
Thích khiêu khích và gây sức ép
Ngày 4/8, ông Dịch Tiên Lương, Phó cục trưởng Biên giới và Ðại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh có toàn quyền xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm cải thiện điều kiện sống của những cư dân cư ngụ tại đây; đồng thời bác bỏ đề xuất ngừng các hành động làm leo thang căng thẳng do Philippines và Mỹ đưa ra trước đó. Dịch Tiên Lương coi đề xuất của Mỹ và Philippines "không thực tế". Ngày 4/8, Hãng AFP đưa tin, Philippines cho biết đã giành được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei đối với kế hoạch giảm căng thẳng trên Biển Ðông. Kế hoạch 3 bước của Manila gồm: Ðình chỉ ngay các hành động và tranh cãi gây căng thẳng, thực thi DOC và thành lập một cơ chế hòa giải.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao không giải quyết tranh chấp tại Biển Ðông theo cách mà Ấn Ðộ và Bangladesh mới đạt được. Bởi theo phán quyết của tòa án trọng tài biển quốc tế hồi tháng 7, Ấn Ðộ đã nhượng phần lãnh hải khoảng 19.500km2 và đổi lại giành được quyền khống chế vùng biển gần cửa sông Jalapa Khan (biên giới Bangladesh - Ấn Ðộ). Bangladesh ca ngợi Ấn Ðộ chịu nhượng bộ bởi điều này có lợi cho việc cùng khai thác chung nguồn dầu khí trên biển, tránh xung đột. Giới chuyên môn coi đây là mô hình mẫu, thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Ðông giữa Trung Quốc với các nước hữu quan. Luật sư Rachel của Mỹ bào chữa cho Bangladesh trong vụ kiện này, cũng đang giúp Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài biển quốc tế về “đường lưỡi bò” tại Biển Ðông.
Bien Hoa Dong, Trung Quoc, Nhat Ban, tranh chap tren bien, Nhat Ban va Trung Quoc, tranh chap bien hoa dong, sach trang cua Nhat, tranh chap lanh tho,
Sách trắng Quốc phòng năm 2014 của Quân đội Nhật Bản
Tờ Yomiuri dẫn các nguồn tin trong giới quân sự cho biết, quân đội Trung Quốc vừa thành lập Trung tâm chỉ huy tác chiến hỗn hợp tại vùng biển Hoa Ðông (đặt tại căn cứ ngầm sâu tới 100m ở phía tây thủ đô Bắc Kinh), đồng thời tăng cường giám sát tại khu vực ADIZ ở vùng biển này. Giới quân sự cho rằng, Châu Á - Thái Bình Dương chạy đua vũ trang vì những hành động bất chấp luật pháp của Trung Quốc. Theo nhận định của ông Valery Kistanov, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, việc tăng cường tiềm lực kinh tế - quân sự của Trung Quốc đã thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực. Theo công bố của Jane’s Defence Weekly, tỷ lệ chi tiêu quốc phòng của các nước châu Á - Thái Bình Dương sắp tới có thể đạt 28% tổng chi tiêu quốc phòng trên thế giới (khoảng 474 tỉ USD).
Hãng AFP cho rằng, tham vọng tàu sân bay của Bắc Kinh được thể hiện ở bến cảng phía đông bắc Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu Richard Fisher thuộc Trung tâm đánh giá quốc tế và chiến lược, Washington nhận định, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ sở hữu 4-5 tàu sân bay và việc sở hữu 10 tàu sân bay sẽ là đỉnh cao tham vọng trong mấy chục năm tới của Bắc Kinh. Mỹ đang sở hữu 10 tàu sân bay và sau khi tàu sân bay USS Gerald Ford đi vào hoạt động, sẽ tăng lên 11 chiếc.
Ngày 5/8, Hãng Bloomberg cho rằng, Trung Quốc đang ép tân Tổng thống Indonesia nhượng bộ ở Biển Ðông. Với tư cách là nền kinh tế lớn nhất Ðông Nam Á và dân số đứng thứ tư thế giới, Indonesia có tiềm năng đóng vai trò lãnh đạo trong việc tạo dựng các mối quan hệ trong khu vực với Trung Quốc. Cho đến nay Indonesia vẫn cẩn trọng khi không công nhận có tranh chấp ở Biển Ðông cho dù năm 2010 nước này từng tuyên bố, bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc rõ ràng “thiếu cơ sở pháp lý quốc tế”, và Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa từng muốn Bắc Kinh giải thích rõ vấn đề này.
Ngày 4/8, tờ Philstar đưa tin, trong bài giảng tại Ðại học De La Salle về tuyên bố yêu sách "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Ðông, chuyên viên tư pháp cao cấp thuộc Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio đã vạch trần 10 điều phi lý trong yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh.
Phải cứng rắn
Ngày 4/8, Hãng Reuters đưa tin, khi trả lời phỏng vấn với Tạp chí The Economist (Anh), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi phương Tây phải cứng rắn với Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ lấn tới. Theo tờ Sankei Shimbun, Mỹ đang tăng cường khả năng tấn công hạt nhân tại đảo Guam, để chuẩn bị cho cuộc đối đầu có thể xảy ra với Trung Quốc tại Biển Ðông. Tại phiên điều trần của hải quân Mỹ, Tướng John M Paxton Jr, Phó Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ cho rằng, quân sự Mỹ tại Nhật Bản đang cải thiện khả năng tác chiến nhằm đối phó với Trung Quốc nếu xung đột nổ ra tại Biển Ðông. Còn theo học giả Simon Tay, ASEAN cần hành động để duy trì sự gắn kết trong bối cảnh Nhật - Trung gia tăng căng thẳng.
Bien Hoa Dong, Trung Quoc, Nhat Ban, tranh chap tren bien, Nhat Ban va Trung Quoc, tranh chap bien hoa dong, sach trang cua Nhat, tranh chap lanh tho,
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á Daniel Russel
Ngày 4/8, Hãng AP dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Ðông Á Daniel Russel, việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 tuy loại bỏ mối phiền toái, nhưng nhiều khả năng sẽ làm dấy lên các câu hỏi nghiêm trọng về chiến lược dài hạn của Bắc Kinh. Do đó, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Washington sẽ đề nghị các bên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Ðông cần tự nguyện có những bước đi để xoa dịu căng thẳng. Theo ông Daniel Russel, tại diễn đàn ARF, một trong những ưu tiên của Ngoại trưởng John Kerry là căng thẳng trên Biển Ðông - hối thúc đóng băng các hành động làm trầm trọng thêm các hành động khiêu khích ở Biển Ðông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc về ý tưởng này.
Trước thềm hội nghị ARF, ông Ely Ratner, Phó giám đốc Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNASdc) đã đưa ra kiến nghị 5 điểm nhằm đối phó với sự quyết đoán của Trung Quốc. Thứ nhất, hiện đại hóa quân đội. Thứ hai, tăng cường hợp tác với Mỹ và quốc tế. Thứ ba, thắt chặt liên minh trong khối châu Á. Thứ tư, cùng xây dựng trật tự luật pháp quốc tế. Thứ năm, ràng buộc cam kết với Trung Quốc.
Ngày 5/8, Trung Quốc đã phản đối quyết định của Hàn Quốc trong việc tặng một tàu tuần tra 1.200 tấn và một tàu đổ bộ cho Philippines. Ngoài 2 tàu chiến, Hàn Quốc còn tặng một số xuồng cứu sinh cho Philippines. Theo tờ Chosun Ilbo, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin từng hứa với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin tại cuộc gặp hôm 30/5 về việc tặng Manila một số tàu đã qua sử dụng.
Cũng trong ngày 5/8, tờ Philippine Star cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua việc bán 2 máy bay C-130 cho Philippines. Theo Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng Mỹ (DSCA), thương vụ mua bán này có trị giá 61 triệu USD. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Gregorio Catapang cho biết, Manila có thể nhận 2 chiếc C-130 vào năm 2015 để tăng cường năng lực an ninh hàng hải.
Cùng ngày 5/8, hãng Reuters dẫn quyết định của Tòa án Philippines đối với 12 ngư dân Trung Quốc, theo đó những người này bị phạt với mức án từ 6 đến 12 năm tù (cùng khoản tiền phạt 100.000USD) vì tội đánh bắt cá trái phép trên các vùng biển Philippines. Ðây là những bản án đầu tiên kể từ khi bùng phát căng thẳng giữa hai nước xung quanh tranh chấp chủ quyền tại Biển Ðông. Ngày 6/8, Trung Quốc đã có phản ứng trước phán quyết của Manila - yêu cầu Philippines đảm bảo "quyền lợi chính đáng" đối với 12 ngư dân này.
 Thứ hai, 11/08/2014 09:00
Nguồn Petrotimes.vn

No comments:

Post a Comment