Monday, August 25, 2014

Săn chuột ‘chết đuối’ đãi dân nhậu, 'thay áo mới' mực 'giá bèo'

Gạo thơm biến thành cơm độc, kẹo sữa mềm chứa Melamine, thu giữ nước mắm Trung Quốc, bắt chuột "chết đuối" đãi dân nhậu,... là những tin tức thị trường nổi bật trong tuần qua.
Vừa qua, nhiều người tiêu dùng VN đã vô cùng ngạc nhiên sử dụng loại gạo được tin là thơm ngon nhưng khi nấu thành cơm thì mùi thơm biến mất, cơm bị khô và rời rạc.
Lý giải hiện tượng trên, một người buôn gạo cho hay, khi xếp gạo lên xe tải, người ta phải rắc một lớp thuốc chống côn trùng dạng bột dưới nền rồi trải một lớp bạt lên, sau đó xếp gạo thành từng chồng. Xếp xong một hàng thì xịt luôn thuốc chống côn trùng lên dãy bao đó, làm lần lượt như vậy, nếu không gạo để dăm bữa nửa tháng là mối mọt, mốc xanh hết. Còn gạo muốn đẹp, được giá thì lên Hàng Buồm mua... hương liệu.
Theo ý kiến chuyên gia, các chế phẩm diệt côn trùng của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục cấm sử dụng. Chúng được xác định có chứa hoạt chất thuộc nhóm phốt-pho, tồn lâu trong môi trường, gây nhiễm độc đường hô hấp, tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư.
Săn chuột ‘chết đuối’ đãi dân nhậu, 'thay áo mới' mực 'giá bèo' - Ảnh 1
Gạo bị xịt thuốc diệt côn trùng và ướp hương liệu.

Ngày 23/8, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y Tế cho biết kết quả kiểm tra chất lượng kẹo sữa mềm tại địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, ngày 2/8, một số báo đưa tin các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã phát hiện sản phẩm kẹo sữa chua và kẹo bán thành phẩm của một cơ sở sản xuất tại tỉnh Quảng Đông có chứa hóa chất Melamine.
Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đã có công văn số 1859/ATTP-NĐ đề nghị Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh điều tra, lấy mẫu kẹo sữa mềm trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm chỉ tiêu Melamine.
Nhà chức trách đã cho lấy 18 mẫu kẹo sữa mềm (8 mẫu sản xuất trong nước và 10 mẫu có nguồn gốc nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia) tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bán bánh kẹo trên thị trường thành phố Hà Nội (siêu thị Fivimart Lò Đúc, siêu thị Xmart Lò Đúc, siêu thị Hapro Lê Quý Đôn, cửa hàng số 4 Hàng Giầy), thành phố Hồ Chí Minh (chợ Bình Tây, chợ Rạch Ông, Lotte Mart Nam Sài Gòn).
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: 17/18 mẫu không phát hiện Melamine trong sản phẩm ; 01/18 mẫu phát hiện hàm lượng Melamine là 0,093mg/kg . Theo Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, hàm lượng này thấp hơn mức giới hạn tối đa của Melamine nhiễm chéo trong thực phẩm là 2,5mg/kg (Quyết định số 38/2008/QĐ-BYT ngày 11/12/2008 của Bộ Y tế).
Săn chuột ‘chết đuối’ đãi dân nhậu, 'thay áo mới' mực 'giá bèo' - Ảnh 2

Kẹo sữa mềm chứa Melamine phát hiện ở Trung Quốc  

Gần 30 thùng carton chứa hàng trăm chai nước mắm, nước chấm các loại do Trung Quốc sản xuất, không có hóa đơn chứng từ đã bị CAP Phúc Tân phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CAQ Hoàn Kiếm, Hà Nội, phát hiện, thu giữ vào ngày 18/8.
Thời điểm trên, lực lượng Công an phát hiện, kiểm tra xe tải BKS: 29B.09566 đang tập kết hàng hóa tại của khẩu Phúc Tân, phố Bảo Linh. Trong xe có gần 30 thùng carton chứa các loại dầu hào, nước ép sò kim tiêu, nước sốt gà, rau... do nước ngoài sản xuất, bên ngoài bao bì ghi chữ Trung Quốc.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe tải trên là Đào Đức Hoàng (SN 1981), trú tại Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ lô hàng. Hoàng tường trình, trước đó được một người không quen biết thuê chở hàng từ Lạng Sơn về Hà Nội với tiền công gần 300.000 đồng. Hiện cơ quan chức năng đã tạm giữ toàn bộ tang vật để tiếp tục xác minh làm rõ.
Săn chuột ‘chết đuối’ đãi dân nhậu, 'thay áo mới' mực 'giá bèo' - Ảnh 3
Lực lượng Công an kiểm tra số nước mắm, nước chấm nhập lậu.
Bánh trung thu đốt cháy xèo xèo: Chiêu hạ thấp uy tín doanh nghiệp?
Trước đó, vào 14 giờ ngày 15/8, đội QLTT số 1 tiếp nhận một hộp bánh trung thu có 5 cái bánh với phản ánh của người tiêu dùng, trong bánh có chất gì đó dai dai, trắng, nhai không đứt và đề nghị đội QLTT lấy mẫu để kiểm nghiệm chất lượng… Tối 15/8 trên chương trình của một đài truyền hình đưa tin trong bánh trung thu có những sợi như nhựa khi đốt có mùi khét khiến dư luận hoang mang.
Ngày 18/8, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Tiền Giang, tiến hành đến cơ sở sản xuất bánh trung thu Minh Tâm lấy mẫu trong 80 cái bánh để gửi đi thử nghiệm tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM (thuộc Sở khoa học Công nghệ TPHCM).
Qua công tác kiểm nghiệm và đánh giá của cơ quan liên ngành, chất dai dai, trắng, nhai không đứt, đốt nghe mùi khét có trong nhân bánh trung thu Minh Tâm là chất Protein, chất đạm được phép sử dụng trong thực phẩm.
Còn chủ cơ sở Minh Tâm đã thanh minh với báo chí, sợi trắng trong nhân bánh là vi cá mập được đặt mua từ Khánh Hòa, giá 10 triệu đồng/kg.
Hiện nay, đoạn video clip nói về nhân bánh trung thu đốt cháy xèo xèo trên một tờ báo mạng đã được cơ quan chủ quản tháo gỡ xuống, nhưng trên hệ thống mạng vẫn còn nhiều trang web khác theo lại nội dung này.
Săn chuột ‘chết đuối’ đãi dân nhậu, 'thay áo mới' mực 'giá bèo' - Ảnh 4
Những sợi vi cá có trong nhân bánh nhưng người dân không nhận biết được.
Mực to giá bèo sau một thời gian vắng bóng, gần đây lại xuất hiện trên thị trường, với giá dao động từ 45.000-70.000 đồng. Lần này, người bán giở nhiều chiêu trò ngụy trang như làm sạch ruột, bóc da, bỏ đầu... Ngoài việc "thay áo" mới cho mực, tiểu thương còn không quên đưa ra những xuất xứ đáng tin cậy cho loại mực này như mực sữa Vũng Tàu, mực Phan Thiết, Nha Trang... Trong khi, nhiều người mua đang vô cùng thận trọng vì lo ngại đây là mực Trung Quốc thì loại mực này được bày bán tràn lan từ những gánh hàng rong ngoài chợ đến các sạp bên trong.
Săn chuột ‘chết đuối’ đãi dân nhậu, 'thay áo mới' mực 'giá bèo' - Ảnh 5
Tại ĐBSCL, xứ sở của chuột đồng, nghề săn chuột đã phát triển ngày một rầm rộ. Nghề săn chuột phải hoạt động chủ yếu về đêm, có khi phải đi xa vài chục cây số. Có những người chỉ chuyên sống bằng nghề săn chuột, Mỗi đêm thợ nào săn được ít nhất cũng được 5-6 kg, người nào nhiều được trên 10kg. Mỗi kilogram chuột được bán với giá 45.000 đồng nên mỗi thợ săn ít nhất cũng bỏ túi 300.000 đồng/đêm.
Mặc dù việc săn chuột vừa là nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình vừa giúp hạn chế chuột phá hoại mùa màng nhưng nghề săn chuột cũng phải đối mặt với không ít hiểm nguy, nếu chẳng may bị rắn độc cắn không chữa kịp sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

No comments:

Post a Comment