‘Đầu tiên cần yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ cơ sở đường 9 đoạn và thứ hai Chính phủ Australia nên suy nghĩ về cách để lặng lẽ tăng cường khả năng cho các nước Đông Nam Á’.
s { text-decoration:none; }
Hôm 26/6 trên Nationalinterset đăng bài viết: “Căng thẳng Biển Đông gia tăng: Australia nên làm gì?” của tác giả Benjamin Schreer. Ông là một nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Australia (ASPI). Tác giả đã dựa trên những thông tin diễn ra gần đây để phân tích và đề xuất Chính phủ Australia có một chính sách quốc phòng chủ động hơn. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả (các tiêu đề phụ do tòa soạn đặt):
Toan tính của Trung Quốc
Trung Quốc tiếp tục cố gắng thay đổi tình trạng hiện tại trong Biển Đông bằng cách bắt nạt các nước láng giềng và xây các công trình trên biển. Sau khi đưa một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng trước, Bắc Kinh dường như có kế hoạch với một cái thứ hai vào khu vực.
Nước này cũng đang xây dựng một đường băng và cảng biển trên bãi đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Việc này nhằm tạo điều kiện triển khai các máy bay chiến thuật của Trung Quốc ở Biển Đông và thông qua đó tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này ở khu vực.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tranh chấp với Phillippines ở bãi cạn Scarborough cũng như mối quan tâm ngày càng tăng của Malaysia và Indonesia về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc .
Tàu Trung Quốc hung hãn tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Hãy nhìn vào sự thực: với “đường 9 đoạn”, Trung Quốc quyết tâm đẩy các nước Đông Nam Á phải chấp nhận những gì họ muốn. Lãnh đạo Trung Quốc dường như tin rằng cái giá phải trả cho các tranh chấp hàng hải sẽ nhỏ hơn lợi ích. Có thể họ đã đưa ra kế hoạch dựa trên ít nhất 3 giả thiết:
Thứ nhất: Các nước tranh chấp trong khu vực vẫn còn rời rạc. Điều đó cho phép Bắc Kinh gây áp lực chọn lọc với từng nước.
Thứ hai: Mặc dù Hoa kỳ đã xác định một "đường đỏ" với Trung Quốc ở Đông Á bằng cách tuyên bố rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong sự bảo vệ của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật nhưng Mỹ có nhiều khó khăn hơn để làm như vậy ở Biển Đông.
Thứ 3: Các nước bên ngoài như như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, sẽ không hỗ trợ các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực tranh chấp.
Australia nên làm gì?
Tình hình đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với chính sách chiến lược của Australia. Nó đòi hỏi Australia cùng với Mỹ và các nước khác bắt tay nhau để cân bằng sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại sao Canberra nên tham gia mạnh mẽ hơn nếu các nước ASEAN không sẵn sàng chống lại Bắc Kinh? Sau tất cả, Australia là một sức mạnh bên ngoài với một quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc.
Một tàu chiến của Hải quân Australia.
Nhưng chiến lược của Trung Quốc để thay đổi thứ tự hàng hải ở Đông Nam Á tạo ra thách thức thậm chí còn quan trọng hơn với các lợi ích khác của Australia . Nó làm xói mòn các nguyên tắc cốt lõi của một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế trong vùng biển châu Á.
Hơn nữa, nếu Bắc Kinh trở thành bá chủ hàng hải ở Biển Đông sẽ làm xói mòn vị trí đồng minh của Australia trong khu vực, do đó cũng làm suy yếu một trụ cột chính trong chính sách quốc phòng Australia.
Tóm lại, Australia có mối quan tâm cơ bản trong việc hỗ trợ một phản ứng mạnh mẽ trong khu vực để chống lại các cưỡng ép hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào?
Đầu tiên, cần phải yêu cầu Trung Quốc giải trình về cơ sở pháp lý của “đường 9 đoạn” mà họ đưa ra. Mỹ gần đây đã công khai kêu gọi những tuyên bố yêu sách của Trung Quốc “về cơ bản không hoàn thiện " để làm suy yếu cơ sở pháp lý của Trung Quốc.
Ở đối thoại Shangri-La gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston đã lên tiếng cùng Mỹ và Nhật Bản chỉ trích hành vi của Trung Quốc là "gây mất ổn định" ở Biển Đông.
Thứ hai, chính phủ nên suy nghĩ về cách để lặng lẽ tăng cường khả năng của các nước Đông Nam Á để chống lại sự ép buộc hàng hải của Trung Quốc, mà thường liên quan đến một cách tiếp cận tích hợp với lực lượng dân sự, bán quân sự và quân sự. Hầu hết các nước Đông Nam Á chỉ được trang bị nghèo nàn để đối phó với thách thức đó, mặc dù một số nước đã nỗ lực, ví dụ như Philippines, để khắc phục thiếu sót.
Chiến lược tham gia phòng thủ khu vực của Australia nên tập trung vào các lĩnh vực năng lực theo dõi và chống lại sự quấy rối hàng hải của Trung Quốc. Điều đó không nhất thiết đòi hỏi các thiết bị quân sự tinh vi mà đòi hỏi quá trình duy trì hệ thống phức tạp cũng như sẽ khiến cho Trung Quốc cảm thấy bị khiêu khích. Thay vào đó, nó có thể bao gồm đào tạo năng lực thực thi pháp luật hàng hải, cũng như tăng cường khả năng bảo vệ bờ biển và giám sát hàng hải.
Như đã lập luận trước đây, việc Australia tham gia vào việc phòng thủ khu vực có thể mang lại nhiều hậu quả trong tương lai. Nhưng hành vi chiến lược của Trung Quốc trong biển Đông Nam Á đòi hỏi một lập trường chiến lược chủ động hơn của Australia.
Trần Vũ
No comments:
Post a Comment