Tuesday, May 20, 2014

Việt Nam đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan



Trong 20 cuộc giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc, Việt Nam luôn kiên quyết yêu cầu nước này rút giàn khoan cùng tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của mình.
Thông tin trên được Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết ngay trước khi ông thay mặt Chính phủ báo cáo vấn đề này trong phiên họp kín của Quốc hội, chiều 20/5.
binhminh-8995-1400583128.jpg
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trước buổi họp kín với Quốc hội. Ảnh: Chí Hiếu.
“Chúng ta vẫn tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Đến lúc này, qua 20 cuộc giao thiệp trực tiếp, quan điểm của chúng ta luôn cương quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống. Lập trường kiên quyết của ta là như vậy”, Phó thủ tướng khẳng định.
Theo ông Minh, việc Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và ngày càng tăng cường tàu hộ tống cho thấy thái độ ngoan cố của họ. Do đó, thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục dùng tất cả các biện pháp đấu tranh hòa bình nhằm bảo vệ chủ quyền, không loại trừ biện pháp khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trước thông tin cho rằng Trung Quốc hủy một số thỏa thuận hợp tác kinh tế với Việt Nam, Phó thủ tướng đã bác bỏ và nhấn mạnh: "Vấn đề bảo vệ chủ quyền ta phải tiếp tục đấu tranh, không cho nước nào xâm phạm, song quan hệ giữa hai nước, giữa nhân dân hai nước thì vẫn được duy trì, xây dựng".
Cũng bên lề kỳ họp chiều nay, Chủ nhiệm ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng cho hay, thời gian qua cơ quan này đã tăng cường con đường ngoại giao nghị viện.
xuanhang-9759-1400583128.jpg
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng. Ảnh: Chí Hiếu.
Theo đó, Ủy ban đã đề xuất gặp gỡ cơ quan đồng cấp phía Trung Quốc song họ từ chối với lý do thực hiện tiết kiệm theo nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Dẫu vậy, tại các cuộc gặp đa phương, ông Hằng cho hay cơ quan này đều tiếp xúc trực tiếp với Ủy ban Đối ngoại của Quốc vụ viện Trung Quốc, bày tỏ mong muốn tăng cường kênh đối thoại Quốc hội. “Trong các vấn đề quốc tế thì hai ủy ban thường xuyên trao đổi và chia sẻ quan điểm”, ông Hằng thông tin.
Theo ông Hằng, Ủy ban một mặt tiếp cận cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam để phản ánh hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, mặt khác cũng đưa vấn đề ra các diễn đàn quốc tế và nhận được phản ứng tích cực.
"Dù nhiều nước không nói ủng hộ hay chống bên nào, nhưng trước hành động đặt giàn khoan gây mất ổn định khu vực của Trung Quốc họ lên án và bày tỏ quan ngại, mong muốn vụ việc được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế", ông Hằng nói.
Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho biết thêm, ngày 28/5, cơ quan này sẽ tiếp Chủ tịch tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Nội dung về Biển Đông sẽ được hai bên trao đổi bởi phía Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến vấn đề này.
Chí Hiế
u

No comments:

Post a Comment