Tuesday, May 20, 2014

Bạo động chống TQ làm lung lay triển vọng đầu tư của Việt Nam

Marianne Brown-20.05.2014
Nhân viên cứu hỏa ngồi nghỉ gần một nhà máy sản xuất giày của Trung Quốc bị hư hại sau các vụ biểu tình bạo động ở Bình Dương, ngày 14/5/2014.

 — Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các vụ bạo động chống Trung Quốc gây chết chóc trong tuần trước bắt đầu sắp xếp hoạt động trở lại. Nhưng vẫn còn những thắc mắc về việc liệu có thiệt hại lâu dài nào gây ra cho các triển vọng đầu tư vì những vụ biểu tình vượt ra ngoài vòng kiểm soát hay không. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Việt Nam vẫn còn rúng động sau những vụ bạo loạn bùng ra tại các khu công nghiệp ven thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là ở Hà Tĩnh, nơi 2 công nhân Trung Quốc thiệt mạng và trên 100 người bị thương.

Các vụ bạo loạn bùng ra sau khi căng thẳng tăng cao vì vụ Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa mà cả hai bên nhận chủ quyền.

Ông Jerry Shum, Giám đốc Quan hệ Ðầu tư tại công ty Yue Yuen Industrial Holdings, một nhà sản xuất giày thể thao cung cấp cho hai hãng Nike và Adidas, cho biết hoạt động ở Nam Việt Nam đang xúc tiến bình thường.

Trong nhận định đưa ra qua email với đài VOA, ông nói: “Chúng tôi tin tưởng, dựa vào những gì chúng tôi nghe được từ các nguồn tin, rằng chính phủ Việt Nam sẽ vãn hồi trật tự và luật pháp nay mai.”

Ông nói công ty đã có các biện pháp thận trọng hồi tuần trước và không bị thiệt hại hay bạo động, và cho biết thêm, “Chúng tôi vẫn giữ cam kết hoạt động ở Việt Nam và coi việc này là một phần quan trọng trong các hoạt động của chúng tôi.”
Công nhân Trung Quốc lên tàu về nước tại cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 19/5/2014.
Công nhân Trung Quốc lên tàu về nước tại cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 19/5/2014.
Sẽ phải chờ một thời gian để mọi chuyện trở lại bình thường, theo nhận xét của ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ ở Hà Nội, và cộng đồng kinh doanh đang khuyến khích chính phủ giúp đỡ một cách công bằng và minh bạch.

“Nói chuyện với phía Ðài Loan, phía Triều Tiên cùng những người khác, những vấn đề lớn bây giờ là cách thức xử lý hậu cần để đưa mọi việc trở lại bình thường. Việc đó bao gồm một số biện pháp kỹ thuật như trả lương, bảo hiểm y tế và xã hội, cùng những thứ khác. Trong thời gian mọi việc không hoạt động vì mọi thứ bị đóng cửa, ai trang trải cho các chi phí này?”

Theo ông Sitkoff, mặc dù đã tạm thời làm lung lay niềm tin của giới đầu tư, những vụ bạo loạn vừa qua sẽ không tác động đến các triển vong đầu tư về lâu về dài.

Ông Sitkoff nói đây một phần là nhờ chính phủ đã khẳng định rõ rằng việc này sẽ không xảy ra một lần nữa.

“Chính phủ đã có biện pháp rất hữu hiệu là tiếp xúc với những người có phần đóng góp chủ chốt và bảo đảm mọi người hiểu rằng ưu tiên của chính phủ là tiếp tục xoa dịu và ổn định hóa tình hình ở đây để các nhà đầu tư thấy rằng những gì đã khiến Việt Nam là một nơi đầu tư hấp dẫn vẫn còn ở đây và mọi người không cần phải lo ngại.”


Nhiều công ty Ðài Loan đã bị tưởng lầm là Trung Quốc.
Nhiều công ty Ðài Loan đã bị tưởng lầm là Trung Quốc.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ bảy, ông Ðỗ Nhật Hoàng, giám đốc Cục Quản lý Ðầu tư Nước ngoài của Việt Nam, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, nói các công ty Ðài Loan đã bị tưởng lầm là Trung Quốc.

Ông Hoàng nói nhà chức trách Việt Nam đang có những biện pháp thích nghi để trợ giúp các nhà đầu tư tái khởi động sản xuất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng tin tưởng như vậy.

Kinh tế gia Vương Quan Hoàng, đồng tác giả của cuốn sách có tựa là “What We See, Why We Worrry, Why We Hope, Vietnam Going Forward” – xin tạm dịch là, “Ðiều Ta thấy, Tại sao ta lo ngại, Tại sao ta hy vọng, Việt Nam tiến tới,” nói ông tin rằng các nhà đầu tư sẽ giữ một thái độ “chờ xem” trong một thời gian.

Ông nói một phần của vấn đề là tiến trình thực hiện quyết định của chính phủ về vấn đề này bề ngoài không rõ ràng và để cho các nhà phân tích phỏng đoán.

“Tôi không biết liệu một ý chí chính trị có khả năng làm mọi việc xảy diễn theo cách mà các nhà chính trị và lãnh đạo muốn hay không. Rõ ràng họ không muốn thấy các vụ bạo động và hình thức tác động mà ta đã thấy trong tuần vừa qua, Không ai muốn như vậy.”

Cơ sở của một công ty Đài Loan bị hư hỏng sau các vụ biểu tình bạo động trong khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương, ngày 17/5/2014.
Cơ sở của một công ty Đài Loan bị hư hỏng sau các vụ biểu tình bạo động trong khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương, ngày 17/5/2014.
Vụ khủng hoảng cũng có thể dẫn tới những thay đổi trong nước. Một số quan sát viên đã nói rằng các cuộc biểu tình bài Trung Quốc đã châm ngòi cho các cuộc bạo động trong giới công nhân nhà máy vì những khiếu nại có liên quan đến điều kiện làm việc và sinh hoạt tồi tệ.

Ông Hoàng nói sự kiện vấn đề này được nêu lên là điều tốt.

“Nay họ cũng nêu ra vấn đề về vai trò của các công đoàn trong các nhà máy ấy. Tôi biết vấn đề không phải dễ giải quyết, nhưng ít nhất các bộ não lớn trong xã hội sẽ phải ngồi xuống và đồng ý rằng phải thảo luận về các vấn đề này.”

Ông Sitkoff nói bầu không khí hiện thời là một cơ hội tốt để Việt Nam tự làm cho mình hấp dẫn hơn đối với doanh nghiệp nước ngoài và tiến hành một số cải cách lâu nay vẫn cần thiết để đem lại thêm tính cạnh tranh cho đất nước. Theo ông Sitkoff, chính phủ Việt Nam cảm thấy không vui, và muốn các nhà đầu tư trở lại.
http://www.voatiengviet.com/content/bao-dong-chong-trung-quoc-lam-lung-lay-trien-vong-dau-tu-cua-vn/1918674.html

No comments:

Post a Comment