Hiện tại không chỉ riêng VSIP mà cả Bình Dương, và cả Việt Nam đều phải chung tay để xây dựng lại hình ảnh. Tất nhiên là nó có một chút gì đó mai một rồi...
Còn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Thanh Cung đã ‘xin lỗi và chia sẻ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn’. Ông Cung cho biết chính quyền với sự phối hợp của chính phủ và các ban nghành ‘sẽ giải quyết hậu quả thiệt hại và sẽ được công bố công khai cho nhà đầu tư biết’.
Truyền thông trong nước nhận định rằng các vụ biểu tình bạo lực ở Bình Dương gây thiệt hại hàng chục triệu đôla, trong khi đó, theo bà Thanh, ‘hiện chưa có căn cứ nào để nêu ra con số thiệt hại’.
“Cái đó còn phải đợi báo cáo của từng doanh nghiệp. Ủy ban cũng có đưa xuống một bảng mẫu để hướng dẫn doanh nghiệp kê khai thiệt hại của mình theo bảng mẫu đó và trong vòng một tuần kể từ hôm phát bảng mẫu, tức là từ hôm thứ Hai, doanh nghiệp sẽ tổng hợp lại tất cả các thiệt hại của doanh nghiệp, và căn cứ trên bảng mẫu đó và căn cứ vào con số mà doanh nghiệp đưa ra thì tỉnh mới phối hợp với ban quản lý VSIP để đưa ra con số tổng thiệt hại được”.
Tin cho hay, tại cuộc họp với chính quyền tỉnh Bình Dương, đại diện các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ‘đã yêu cầu được hỗ trợ thiệt hại’.
Cũng giống như các khu công nghiệp ở Bình Dương, ông Nguyễn Đình Vân, Phó trưởng ban thường trực Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, nơi xảy ra vụ bạo loạn tại nhà máy luyện thép Formosa của Đài Loan , cho VOA Việt Ngữ biết rằng hiện ‘các doanh nghiệp, nhà thầu đã trở lại sản xuất bình thường’.
Ông Vân cũng cho biết về việc Trung Quốc điều tàu tới Vũng Áng để đưa hàng nghìn công nhân về nước:
“Họ đề xuất thì chúng tôi hỗ trợ để họ về thôi, giúp đỡ họ để họ về. Hỗ trợ giúp đỡ khi họ thiếu nước, thiếu nôi hoặc cái gì đó. Mình phải giúp đỡ hỗ trợ để họ về sớm nhất thôi”.
Vụ bạo loạn tại Hà Tĩnh đã khiến ít nhất 1 người chết và hơn 100 người bị thương.
Tin cho hay, tập đoàn Formosa Plastics Group, công ty bị tổn hại nặng nề nhất trong các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn ở Việt Nam đã đề nghị chính phủ Việt Nam đền bù thiệt hại nhưng không nói con số cụ thể.
Tuy nhiên, Phó trưởng ban thường trực Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, cho biết vẫn ‘chưa nhận được thông tin chính thức’.
“Chúng tôi cũng đang phối hợp với nhà đầu tư để thành lập hội đồng đánh giá lại cái thiệt hại thôi. Chưa có thông tin cụ thể về bất cứ cái gì,” ông Vân nói.
Trang web chính phủ cho biết hiện Việt Nam đang nỗ lực để ‘khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư’.
Vụ bạo loạn tại Hà Tĩnh đã khiến ít nhất 1 người chết và hơn 100 người bị thương.
Tin cho hay, tập đoàn Formosa Plastics Group, công ty bị tổn hại nặng nề nhất trong các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn ở Việt Nam đã đề nghị chính phủ Việt Nam đền bù thiệt hại nhưng không nói con số cụ thể.
Tuy nhiên, Phó trưởng ban thường trực Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, cho biết vẫn ‘chưa nhận được thông tin chính thức’.
“Chúng tôi cũng đang phối hợp với nhà đầu tư để thành lập hội đồng đánh giá lại cái thiệt hại thôi. Chưa có thông tin cụ thể về bất cứ cái gì,” ông Vân nói.
Trang web chính phủ cho biết hiện Việt Nam đang nỗ lực để ‘khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư’.
Họ (Trung Quốc) đề xuất thì chúng tôi hỗ trợ để họ về thôi, giúp đỡ họ để họ về. Hỗ trợ giúp đỡ khi họ thiếu nước, thiếu nôi hoặc cái gì đó. Mình phải giúp đỡ hỗ trợ để họ về sớm nhất thôi”.
No comments:
Post a Comment